Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật của mắt, tình trạng này còn có tên gọi là hội chứng Astigmatism. Những người bị loạn thị thì có hình dạng của giác mạc trở nên khác thường. Thông thường, khi các tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại một vị trí thì đối với loạn thị sẽ bị khuếch tán trên võng mạc và khiến cho hình ảnh thu được sẽ có hình dạng méo mó và bị nhòe.
Loạn thì là một tật khúc xạ ở mắt khá phổ biến bên cạnh cận thị. Hội chứng này không thể tự phục hồi và có thể thay đổi mức độ nặng nhẹ theo thời gian. Loạn thị có thể tăng độ nặng nếu như chúng ta không chăm sóc tốt cho mắt, cung cấp không đầy đủ chất dinh dưỡng, không đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị hay không đeo kính bảo hộ khi lao động.
Thông thường thì loạn thị nặng là khi mắt có từ 2,0 đến 3,0 diop. Khi gặp phải tình trạng này thì người bệnh có thể bị giảm thị lực một cách nghiêm trọng, mắt nhìn mờ, gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Loạn thị có thể đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn, hoặc đi kèm với cận thị thành tật cận loạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị là gì?
Trước khi đi vào tìm cách giúp quyết tình trạng loạn thị thì hãy cùng tìm hiểu qua những nguyên nhân gây nên loạn thị nhé! Nguyên nhân chính gây ra bệnh loạn thì đó chính là sự biến dạng của các giác mạc. Thông thường, giác mạc có dạng uốn cong như quả bóng giúp ánh sáng hội tụ tại một điểm, đối với người bị loạn thị thì chúng thường có hình quả trứng với 2 đường cong khác nhau và khiến cho ánh sáng sẽ hội tụ tại một hoặc nhiều điểm hơn trên võng mạc. Bên cạnh đó, còn các nguyên nhân khác gây ra tình trạng loạn thị như:
- Do yếu tố di truyền, xuất hiện bẩm sinh.
- Do sẹo để lại khi tiến hành phẫu thuật hay xảy ra các chấn thương ở mắt.
- Những người mắc bệnh Keratoconus khiến cho giác mạc bị thoái hóa và biến bị biến dạng thành hình chóp.
- Sinh non cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến cho các bé sinh ra mắc phải hội chứng loạn thị.
Triệu chứng của bệnh loạn thị là gì?
Loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Có nhiều trường hợp loạn thị xảy ra khi bạn gặp phải các bệnh ở mắt hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật mắt. Loạn thị có thể kết hợp với các bệnh khác về mắt như cận thị hay viễn thị. Các triệu chứng thường gặp khi bị loạn thị bao gồm:
- Khi nhìn thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, nhìn không rõ ảnh, chữ viết,...
- Mắt hay bị mỏi, khả năng nhìn kém cho dù vật thể ở khoảng cách xa hay gần đi nữa.
- Khi nhìn hình ảnh sẽ thường xuất hiện thêm các bóng mờ bên cạnh, hình ảnh không đứng yên một chỗ, mặc dù là vật tĩnh.
- Một số triệu chứng khác có thể có như: nhìn nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt không rõ lý do, đau đầu, đau cổ,....
Đây đều là các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn nếu mắc phải chúng. Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt để thăm khám, kiểm tra xem bản thân có đang mắc các tật về khúc xạ hay không. Người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán xem có mắc tật loạn thị hay không cũng như nguyên nhân và mức độ loạn thị ở hiện tại.
Cách phòng ngừa bệnh loạn thị là gì?
Cách phòng ngừa bệnh loạn thị là gì? - Chăm sóc đôi mắt
Tật loạn thị không thể dùng các phương pháp thông thường để ngăn chặn. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, cũng như có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách chăm sóc cho đôi mắt.
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý, chăm sóc đôi mắt một cách kỹ lưỡng. Chúng ta đều biết rằng đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn, do đó phải bảo vệ thật tốt cho đôi mắt.
- Không đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,... trong các điều kiện thiếu sáng hay sử dụng quá lâu. Có thể thực hiện các bài thể dục để rèn luyện sức khỏe cho đôi mắt của mình.
- Làm việc ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh nơi quá tối, có thể đeo thêm kính để bảo vệ mắt khi buộc phải làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói. Dành thời gian để cho mắt nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính, đọc sách hay làm các công việc cần sự tỉ mỉ quá lâu.
- Nếu mắt bị ngứa hoặc đỏ bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm dịu cho đôi mắt. Nếu có vật thể lạ bay vào mắt hãy rửa sạch bằng nước muối loãng hoặc thuốc nhỏ mắt. Khi gặp phải các tình trạng khác về mắt mà không biết cách xử lý hãy đến ngay các phòng khám mắt uy tín để được điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh loạn thị là gì? - Bổ sung dinh dưỡng
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như các chất tốt cho mắt cũng là một cách để có thể phòng ngừa bệnh loạn thị. Bạn có thể bổ dung dưỡng chất, các loại vitamin, thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo, omega-3,... để tăng cường sức đề kháng, củng cố cho cấu trúc giác mạc cũng như điểm vàng.
Hãy ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin và các loại dưỡng chất cần thiết cho mắt như cá hoặc các loại thức ăn giàu vitamin A có trong các loại rau củ quả như cà rốt, cà chua, gấc,... Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu tốt cho mắt cũng như thị lực. Có thể chọn loại thức ăn như trái cây có múi, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu Hà Lan,...
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, Lutein, Beta-carotene và zeaxanthin là rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình, bạn hãy chú ý bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa các thành phần này để bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình nhé.
Cách phòng ngừa bệnh loạn thị là gì? - Thường xuyên thăm khám
Để phòng ngừa cũng như phát hiện căn bệnh loạn thị để có thể tìm cách chữa trị kịp thời bạn hãy thường xuyên thăm khám để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt. Hãy tiến hành điều trị sớm các bệnh lý về mắt nếu như gặp phải, điều trị sớm và triệt để, tránh gây ra các biến chứng loạn thị.
Khi tình trạng loạn thị của bạn đã nặng lên thì hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn biến ngày càng tồi tệ hơn. Việc chăm sóc sức khỏe cho mắt cũng như tiến hành khám mắt định còn có thể giúp bạn có thể phát hiện sớm các bệnh lý ở mắt để đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời, bảo vệ tốt cho đôi mắt của bạn.
Thông thường, trong giai đoạn đầu của tật loạn thị sẽ không gây ra tình trạng đau đớn, khi tầm nhìn của bạn đã suy giảm mới phát hiện thì đã quá muộn do thị lực không thể phục hồi lại được nữa. Chính vì vậy mà việc thường xuyên đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để được kiểm tra định kỳ là hết sức quan trọng. Đối với những người dưới 40 tuổi có thể tiến hành khám định kỳ 1 năm/1 lần, đối với những người trên 40 tuổi thì 2 lần mỗi năm.
Cách điều trị bệnh loạn thị là gì?
Cách điều trị bệnh loạn thị là gì? - Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng
Sử dụng kính chính là một phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của tật loạn thị. Thấu kính dành cho người loạn thị sẽ được thiết kế dạng hình cầu, giúp cho tia sáng có thể hội tụ lại tại một điểm và điều chỉnh được tầm nhìn xa gần của người bị loạn.
Thông thường, các trường hợp bị loạn thị đều có thể được điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là một biện pháp vô cùng đơn giản và được áp dụng rất rộng rãi, đem đến hiệu quả cao và ít để lại các biến chứng không mong muốn. Những người mắc phải hội chứng loạn thị nên tìm hiểu và đến gặp các bác sĩ khoa mắt để được thăm khám, tư vấn về loại kính phù hợp với mức độ cũng như nhu cầu của mình.
Kính áp tròng mềm cũng là một phương pháp được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều trị tật loạn thị. Đây là một phương pháp có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên cần phải sử dụng và vệ sinh đúng cách để tránh làm tổn thương đến mắt. Bạn có thể tham khảo kính áp tròng không màu loạn 1 ngày SEED 1day pure moisture for astigmatism đang được bán trên trang matkinhhanquoc.com với giá 950.000 VND bằng cách nhấn vào đây.
Cách điều trị bệnh loạn thị là gì? - Kính Ortho - K (Orthokeratology)
Kính Ortho - K là một loại kính áp tròng dạng cứng phù hợp với những người mắc phải tật loạn thị nặng với chức năng điều chỉnh và định hình lại giác mạc trong thời gian chờ phẫu thuật. Loại kính này chỉ cần đeo vào ban đêm và không nên bỏ khỏi mắt quá lâu.
Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng. Kính được đeo vào ban đêm, trong khi ngủ để thay đổi hình dạng giác mạc trong khi ngủ, giúp cho mắt bạn có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau. Loại kính này được áp dụng cho các bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ để phẫu thuật. Orthokeratology có thể cải thiện được tình trạng loạn thị vĩnh viễn, tuy nhiên nếu như bệnh nhân ngừng mang kính thì giác mạc sẽ quay lại tình trạng cũ.
Loại kính này được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, để khám cũng như thử kính Ortho-K tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản bạn có thể nhấn vào đây.
Cách điều trị bệnh loạn thị là gì? - Phẫu thuật giác mạc
Trong một số trường hợp tình trạng loạn thị trở nên nặng hơn và phương pháp điều chỉnh mắt bằng kính thuốc sẽ không đem lại một kết quả khả quan, do đó thì các bệnh nhân ấy có thể tiến hành phẫu thuật để điều trị hội chứng này. Phương pháp này sẽ sử dụng tia laser hoặc là dao phẫu thuật để có thể định hình lại giác mạc vĩnh viễn.
Phương pháp phẫu thuật để chỉnh tật khúc xạ là một phương án điều chỉnh loạn thị ít phổ biến hơn so với phương pháp sử dụng kính thuốc. Do đây là phương pháp sử dụng thủ thuật laser hoặc dao vi phẫu thuật nên có thể đi kèm một số nguy cơ. Phẫu thuật giác mạc được áp dụng trong trường hợp loạn thị nặng và kính thuốc không đem lại tác dụng. Phổ biến nhất có thể kể đến phương pháp định hình nhu mô giác mạc hoặc cắt bỏ biểu bì mô giác mạc hay là thay đổi khúc xạ giác mạc trong mô vạt dưới biểu mô. Phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho các bệnh nhân từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi. Bạn có thể tham khảo các gợi ý phẫu thuật tại bệnh viện mắt quốc tế Việt Nga bằng cách nhấn vào đây, bệnh viện mắt Hà Nội 2 tại đây hoặc bệnh viện mắt quốc tế DND tại đây.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn
Đôi mắt có thể nói lên tâm trạng của một người và cũng là đặc điểm thu hút của người đó. Sẽ thật đáng tiếc nếu như đôi mắt của bạn bị che khuất sau một lớp kính dày cộm phải không nào. Vì vậy hãy vận dụng những lời khuyên của chúng tôi để chăm sóc đôi mắt luôn sáng khỏe nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn