Bạn có biết tại sao uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả (năm 2022)

Bạn có biết tại sao uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả (năm 2022)

Môi khô dẫn đến hiện tượng nứt nẻ, bong tróc gây đau đớn, khó chịu. Mặc dù bạn đã cố gắng uống nhiều nước nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Hãy để Bp-guide giải đáp thắc mắc này cho bạn kèm theo một vài gợi ý giúp môi luôn căng mịn qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết có liên quan

7 nguyên nhân tại sao uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Thường xuyên liếm môi dẫn đến uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn ferrovit.com.vn

Càng liếm môi lại càng khô là điều ít ai ngờ được lý do tại sao. Theo các chuyên gia, trong nước bọt của chúng ta có chứa amylase là một loại men tinh bột. Khi liếm môi, một lớp mỏng chất này được bao phủ lên bề mặt môi tạo cảm giác môi mềm hơn, tuy nhiên khi chất này tiếp xúc với không khí thì lại gây ra tình trạng khô, ráp môi.

Do đó, nếu môi bạn có dấu hiệu khô, thay vì liếm môi, hãy uống nước đầy đủ và sử dụng son dưỡng. Cũng như đừng dùng tay bóc da môi để tránh những tổn thương không đáng có.

Thiếu vitamin dẫn đến uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn image-us.eva.vn

Vitamin đặc biệt là vitamin B1, B2 không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với tóc và làn da mà còn cả với đôi môi. Nếu như cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin B nghiêm trọng thì đôi môi sẽ có dấu hiệu đầu tiên và rõ nhất. Khi đó môi bạn sẽ bị khô, bong tróc, có thể tổn thương và chảy máu. Cho dù uống nhiều nước cũng không thể cải thiện được mà cần bổ sung vitamin B bằng cách ăn các thực phẩm như táo, chuối, thịt, trứng, hạt ngũ cốc,...

Bên cạnh đó, cơ thể thiếu sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi. Polyphenol có trong rau, trái cây, trà, cà phê, rượu vang, các loại đậu,... có thể ức chế sự hấp thụ sắt, hoặc phụ nữ cũng bị mất sắt nhiều trong kỳ kinh nguyệt, hay những người ăn chay không hấp thụ sắt có trong thịt,... Do đó, để điều trị tình trạng khô môi thì cần chiến lược bổ sung sắt lâu dài.

Kem đánh răng làm bạn uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Trong kem đánh răng có chứa chất sodium lauryl sulfate giúp làm trắng răng, tuy nhiên do chất này có tác dụng “tẩy” nên khi tiếp xúc với phần da môi nhạy cảm và mềm mỏng thì sẽ khiến da môi khô nứt. Với nguyên nhân này, khi đánh răng bạn nên tránh để bọt kem tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với môi.

Axit trong trái cây làm bạn uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn cdn.tgdd.vn

Loại axit chính có trong các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi,... rất dễ gây khô môi. Nếu như bạn ăn quá nhiều những loại trái cây này thì lâu dần đôi môi sẽ trở nên khô, thiếu sức sống, bong tróc kém xinh. Cách ăn hợp lý nhất là uống nước ép hoặc tách tép ra ăn để tránh axit trong trái cây có thể tác động trực tiếp lên môi, đặc biệt trong trường hợp bạn có da môi mỏng, dễ bị kích ứng.

Do yếu tố môi trường dẫn đến uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Thời tiết khô hanh, phòng máy lạnh, ánh nắng mặt trời, chất hoá học trong hồ bơi là những nguyên nhân chủ yếu ngoài môi trường khiến làn da môi bị khô, nứt nẻ, bong tróc một cách rõ rệt.

Máy điều hoà không khí được sử dụng phổ biến khi trời nóng, khiến môi trường thiếu độ ẩm, không khí trở nên khô hơn, làm cho môi bạn bị khô. Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng khiến cho đôi môi bị cháy nắng, nứt nẻ, viền môi sẫm màu, sắc tố môi cũng dần trở nên đậm màu hơn. Các loại hoá chất trong hồ bơi, đặc biệt là Clo, có thể khiến da môi bong tróc và xuống sắc cực kỳ rõ rệt.

Do một số bệnh lý dẫn đến uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Các bệnh lý như bệnh tự miễn dịch sẽ khiến da môi của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, trở nên khô và nứt nẻ. Trong khi đó bệnh tuyến giáp và vẩy nến, bệnh Perleche, bệnh viêm môi góc cạnh, bệnh đái tháo đường,... cũng đều có thể dẫn tới tình trạng khô môi cho dù bạn có uống nước đầy đủ.

Nếu như bạn có tiểu sử về những bệnh trên thì bạn nên đến thăm khám ở các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, dứt điểm tình trạng khô môi do bệnh lý.

Các chuyên gia cũng cho rằng khi bạn đang bị sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh,... thì môi cũng khô hơn vì khi ấy bạn phải thở bằng miệng. Khi nôn hoặc tiêu chảy chúng ta cũng dễ bị khô môi vì khi đó cơ thể đang bị mất nước.

Do lối sống dẫn đến uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Những lối sống không lành mạnh như sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích hay đặc biệt là tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, bị stress,... đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da môi bị khô, nứt nẻ, bong tróc, thiếu sức sống.

Bên cạnh đó, một số thói quen sinh hoạt xấu của chúng ta cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi do bộ phận lá lách và dạ dày gặp vấn đề. Do đó bạn nên hạn chế thức khuya, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, đồ nướng,... vì những món ăn này dễ khiến chúng ta nóng trong người, đồng thời nên uống sữa đậu nành, nước ấm pha mật ong, ăn mộc nhĩ hay các thực vật bổ khí âm khác để bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng khiến cho không khí liên tục đi qua môi của bạn và khiến cho đôi môi bị khô nứt, hoặc không tẩy trang sau khi sử dụng son màu cũng ảnh hưởng xấu đến tình trạng da môi.

Cách khắc phục tình trạng uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn misstram.edu.vn

Dưới đây là một số bí quyết nho nhỏ giúp bạn khắc phục tình trạng uống nhiều nước mà vẫn bị khô môi:

  • Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chỉ giúp môi ẩm tạm thời nhưng lại dẫn đến tình trạng khô môi, bong tróc, nứt nẻ môi. Do đó bạn hãy tập bỏ thói quen xấu này nhé.

  • Sử dụng sản phẩm dưỡng môi thường xuyên: Nếu bạn không cấp ẩm cho môi thường xuyên thì đôi môi sẽ trở nên khô ráp. Hãy bỏ sẵn trong túi một thỏi son dưỡng môi phù hợp để dưỡng môi thường xuyên, cũng như đừng quên thoa dưỡng môi trước khi đi ngủ nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưỡng môi từ thiên nhiên như mật ong, dầu dừa, dầu ô liu,...

  • Thay đổi loại kem đánh răng: Nếu loại kem đánh răng bạn đang dùng có khả năng tẩy trắng quá mạnh thì cũng sẽ gây nên tình trạng khô môi đấy, bạn hãy chuyển sang loại kem đánh răng có ít thành phần tẩy trắng hơn để bảo vệ môi nhé.

  • Bổ sung thêm rau và trái cây cho cơ thể: Các dưỡng chất và vitamin có trong rau xanh và hoa quả không thể thiếu được đối với cơ thể, giúp cơ thể chuyển hoá chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời nuôi dưỡng da môi cho đôi môi hồng hào và căng tràn sức sống.

  • Hạn chế hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn gây kích ứng đối với những vùng da nhạy cảm như da môi, khiến môi bị thâm sạm và khô hơn.

  • Tẩy tế bào chết cho môi: Mỗi ngày trên môi sẽ có những tế bào chết đi, nếu bạn không loại bỏ thường xuyên thì tế bào chết sẽ tích tụ khiến đôi môi trở nên thô ráp, nứt nẻ. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi hoặc áp dụng các phương pháp tự nhiên như dùng đường, mật ong,...

Bật mí 3 thành phần thiên nhiên giúp giảm tình trạng uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Mật ong giảm tình trạng uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn matongvang.com

Một trong những giải pháp đầu tiên dành cho đôi môi bị bong tróc đó chính là mật ong. Mật ong không chỉ dùng để tẩy tế bào chết cho môi khi kết hợp với đường hoặc muối mà còn có thể dùng để dưỡng ẩm và bảo vệ môi. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc phương pháp này nếu có tiền sử dị ứng phấn hoa hay nọc ong.

Bạn hãy kiên trì sử dụng mật ong từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để giữ đôi môi luôn mềm mại, không bị khô nứt, đồng thời còn giúp môi thêm hồng hào, căng bóng và đẩy lùi những vết thâm trên môi. Bạn chỉ cần thoa nhẹ một lớp mật ong lên môi, để khô trong khoảng 30 giây và thoa thêm một lớp mỏng nữa, sau đó để khoảng 15 phút rồi lấy khăn ấm lau sạch.

Mật ong hoa Xuyến Chi hay mật ong Cỏ Kim là loại cây dược liệu thường được dùng trong Đông Y, có màu vàng sáng, trong, vị ngọt thanh và thoang thoảng mùi hoa xuyến chi rất dễ chịu. Mật ong hoa xuyến chi 1 lít đang được bán với mức giá ưu đãi 110.000 VND (giá gốc 175.000 VND) tại Tiệm Phố Núi, bạn có thể đặt mua ngay bằng cách nhấn vào đây.

Dầu dừa giảm tình trạng uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn paulaschoice.vn

Dầu dừa là một giải pháp phổ biến trong việc dưỡng ẩm. Dầu dừa giúp tạo ra một lớp màng bao bọc để tránh mất nước cho môi, đồng thời hỗ trợ kháng khuẩn và chống viêm đối với vết thương hở. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hoá, chất kháng khuẩn và dưỡng ẩm cực tốt.

Bạn hãy dùng một ít dầu dừa cho lên ngón tay rồi thoa nhẹ lên môi, dùng mỗi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm khi ngủ dậy sẽ khiến môi mềm hơn, không còn bị khô hay nứt nẻ nữa. Nên thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Dầu dừa tinh khiết vitamin E Vietcoco phù hợp dùng để dưỡng môi nhờ được chiết xuất trực tiếp từ những trái dừa căng mọng, trải qua quá trình ly tâm không gia nhiệt hiện đại để giữ trọn vẹn sự tinh khiết cùng các dưỡng chất tự nhiên của dừa như vitamin, MCTs (Axit béo) đặc trưng, các vi lượng khoáng chất,... Dầu dừa Vietcoco có màu trong suốt tự nhiên và đặc biệt không gắt mùi dừa. Dầu dừa tinh khiết vitamin E dưỡng môi Vietcoco đang được bán với giá ưu đãi 28.000 VND (giá gốc 30.800 VND) tại Vietcoco, bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.

Nha đam giảm tình trạng uống nhiều nước mà môi vẫn bị khô

Nguồn image-us.eva.vn

Theo các chuyên gia, nha đam có chứa nhiều chất giúp dưỡng ẩm, chống viêm nên nha đam cũng rất phù hợp trong việc điều trị tình trạng da môi bị khô, bong tróc. Nha đam tươi hoặc nha đam đã qua tinh chế thành dạng gel đều có thể sử dụng được.

Đối với nha đam tươi, bạn nên cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài và sử dụng phần thịt nha đam để thoa lên môi. Tuy nha đam khá lành tính và có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng bạn không nên quá lạm dụng mà chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lần một ngày. Loại thực vật này không chỉ tốt mà còn rất dễ kiếm, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở chợ hoặc trong siêu thị. Chỉ sau khi thoa nha đam lên môi khoảng 20 phút là đôi môi bạn đã có thể trở nên tươi tắn, rạng ngời, mềm mịn và căng bóng.

Bạn có thể tìm mua nha đam tươi với giá 20.950 VND tại Nam An Market bằng cách nhấn vào đây.

Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Tại sao uống nhiều nước mà môi vẫn khô

Vậy là bạn đã có đáp án cho câu hỏi Tại sao uống nhiều nước mà môi vẫn khô cùng những bí quyết dưỡng môi đơn giản mà hiệu quả rồi nhỉ. Bp-guide có những bài viết cung cấp các kiến thức bổ ích trong việc bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp và lựa chọn quà tặng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn