Bài viết có liên quan
Khái niệm khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
Làm mẹ là thiên chức cao cả của mỗi người phụ nữ nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm cũng như kiến thức để tự tin nói rằng mình có khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái mà không gặp bất cứ vấn đề hay khó khăn gì. Cũng không phải ngẫu nhiên mà có những cuốn sách ra đời mang tên "Nuôi con không phải cuộc chiến", "Hành trình học làm mẹ",... Vậy thì hôm nay hãy để Bp-guide cùng các mẹ chia sẻ một số kiến thức cũng như kinh nghiệm khi cho con ăn dặm bằng hai phương pháp đó là kiểu truyền thống và kiểu Nhật nhé!
Phương pháp ăn dặm truyền thống:
- Khái niệm: Là phương pháp ăn dặm “thuần” Việt và xuất hiện sớm nhất, cũng được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhất. Ăn dặm truyền thống là việc cho bé ăn những món cháo hoặc bột được làm từ thức ăn đã xay nhuyễn. Từ “truyền thống” có thể có những ý nghĩa khác nhau tùy theo cách hiểu của mỗi người. Đôi khi, phương pháp này còn được gọi nôm na là ăn bằng thìa. Có thể hiểu đơn giản là khi bạn cai sữa cho trẻ, và chuyển sang giai đoạn dùng thìa để đút cho bé ăn.
- Nguyên tắc: Cho bé ăn càng nhiều càng tốt, chế biến và cho bé ăn trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau. Phương pháp này đòi hỏi mẹ phải kết hợp các loại thực phẩm, màu sắc và mùi vị một cách hấp dẫn để thu hút trẻ ăn. Và một điều quan trọng đó là bạn cần lưu ý chuẩn bị những thực phẩm thực sự tươi sạch và đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Đặc điểm: Đầu tiên, mẹ sẽ quấy bột cho bé ăn. Sau đó chuyển sang xay chung thức ăn với rau củ, thịt, cá…thật nhuyễn tới khi bé mọc răng mới chuyển sang ăn cháo dần dần. Thức ăn kèm được cho vào cháo để tạo thành một bát cháo ăn dặm rất giàu vitamin và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
- Khái niệm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và từ đó, kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đây là một phương pháp ăn dặm hiệu quả và khoa học, dành cho bé từ 5-15 tháng tuổi. Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn phong phú, tập cho bé ăn thô đúng thời điểm, ăn đa dạng thức ăn, tạo được thói quen ăn uống hợp lý và nhờ đó, giúp trẻ tìm được niềm vui trong việc ăn uống hàng ngày.
- Nguyên tắc: Cho bé ăn trên ghế, không ăn rong, không ép bé ăn khi bé không muốn, chế biến và cho bé ăn riêng từng loại thực phẩm. “Chìa khóa” của ăn dặm kiểu Nhật đúng cách nằm ở việc giữ gìn hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm và tôn trọng ý kiến của trẻ trong bữa ăn dặm. Các loại thức ăn được bài trí riêng rẽ, đẹp mắt, không trộn lẫn với nhau. Mùi vị đặc trưng của chúng cũng sẽ giúp kích thích phát triển vị giác cho trẻ.
- Đặc điểm: Trước hết cần cho bé ăn thô đúng thời điểm, bé sẽ bắt đầu ăn dặm và được làm quen ngay với thực phẩm qua các món cháo loãng (lọc rây với tỷ lệ 1:10) mà không quấy bột và tăng dần độ thô của cháo theo độ tuổi của bé. Các loại thực phẩm cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với độ tuổi chứ không nấu chung với nhau như phương pháp ăn dặm truyền thống. Bữa ăn dặm sẽ gồm đủ 3 nhóm thực phẩm là: tinh bột – chất đạm – vitamin theo đúng tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh” được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn. Đặc biệt các mẹ cần ý thức cho bé ăn nhạt, tuyệt đối không nên sử dụng gia vị vào món ăn cho tới khi bé được 1 tuổi và luôn chú ý theo dõi thay đổi từng loại thực phẩm từ rau, củ đến thịt cá…tới khi bé quen dần.
So sánh sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
Sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống:
- Thời điểm cho bé tập ăn: Nếu như thông thường thời điểm thích hợp tập ăn dặm là 6 tháng tuổi thì theo quan niệm của các bà mẹ Nhật Bản trẻ có thể ăn dặm bắt đầu từ 5 tháng tuổi. Đây được coi là thời điểm thích hợp để bé khám phá thế giới ẩm thực ngoài sữa mẹ.
- Chế độ ăn: Cả phương pháp ăn dặm Nhật Bản và truyền thống đều chia thành các giai đoạn khác nhau, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết thì mỗi giai đoạn sẽ có chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên khác ở cách hai phương pháp này đều cần sự kết hợp giữa ăn dặm và bú mẹ. Phương pháp ăn dặm truyền thống chia ra 3 giai đoạn: Từ 6 – 9 tháng cho trẻ kết hợp 2 bữa ăn dặm cùng 4 – 5 cữ sữa, bổ sung thêm 1 – 2 cữ nước hoa quả. Từ 9 – 12 tháng cho bé ăn 2 – 3 bữa ăn dặm với 4 cữ sữa và 2 cữ nước hoa quả. Và khi được 12 – 24 tháng thì bé nên ăn 3 bữa ăn dặm cùng 3 cữ sữa và 2 – 3 cữ nước hoa quả. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng chia thành 3 giai đoạn nhưng khoảng thời gian khác với kiểu truyền thống, đó là khi bé từ 5 – 6 tháng thì kết hợp 2 bữa ăn dặm cùng 3 cữ sữa, từ 7 – 8 tháng cũng kết hợp 2 bữa ăn dặm với 3 cữ sữa (nhưng với tỷ lệ cơm:gạo:nước khác với giai đoạn đầu) và từ 9 – 11 tháng thì đổi thành 3 bữa ăn dặm kết hợp với 2 cữ sữa.
- Kỹ năng ăn: Về kỹ năng ăn, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của 2 phương pháp ăn dặm này: Theo quan điểm của các bà mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai từ 7 tháng tuổi. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật quan niệm thời điểm này bạn có thể tập cho bé làm quen với thức ăn thô nhiều hơn. Bé nên được tập ăn cháo nguyên hạt theo tỉ lệ 1:7. Khi được 9 tháng tuổi, mẹ nên chuyển sang cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 bởi lúc này bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Bên cạnh đó, bé vẫn nhai nuốt được các loại thực phẩm miếng to như rau củ, thịt, cá bởi chúng đều đã được làm mềm.
Còn đối với việc ăn dặm truyền thống, bé sẽ không chủ động trong cách ăn và lượng thức ăn nạp vào. Mẹ sẽ đút bé bằng thìa nhờ đó bé ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, bé có thể sẽ khó phân biệt được mùi vị của các loại thực phẩm bởi thức ăn đã bị xay nhuyễn. Ngoài ra, phương pháp này còn khiến bé khó phát triển bộ nhai. Vì vậy, mẹ cần tăng dần độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của bé để cải thiện kỹ năng nhai.
Ưu và nhược điểm khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
Khác nhau là thế, nhưng mỗi phương pháp ăn dặm lại có những mặt tốt và hạn chế riêng nhất định. Liệu các mẹ đã hiểu rõ?
Phương pháp ăn dặm truyền thống:
- Ưu điểm: Tăng cân tốt do bé có thể hấp thụ đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, khá phù hợp ba mẹ bận rộn bởi cách ăn dặm này đơn giản và dễ chuẩn bị. Mẹ chỉ cần sơ chế sẵn các nguyên liệu rồi sử dụng nồi cháo chậm là đã có ngay những món ăn ngon cho bé. Thức ăn được xay nhuyễn nên không gây hại cho hệ tiêu hoá và đường ruột. Phù hợp với tâm lý gia đình Việt. Giúp kiểm soát chế độ ăn của bé và đây cũng được xem là phương pháp sạch sẽ nhất bởi lẽ khi bạn là người kiểm soát cho bé ăn, bé sẽ không thể ném thức ăn lung tung khắp nơi như khi chúng tự ăn, nhờ đó bạn tránh khỏi phải dọn dẹp mớ hỗn độn và bừa bộn vòng quanh nhà.
- Nhược điểm: Việc kết hợp chế biến nhiều loại thực phẩm, các nguyên liệu trong ăn dặm truyền thống thường được xay nhuyễn và trộn chung với nhau sẽ khiến con khó cảm nhận được từng mùi vị của các món ăn. Điều này khiến con nhanh ngán và không thèm ăn, khi lớn hơn con dễ rơi vào tình trạng biếng ăn. Bé thường không chủ động được trong việc ăn uống của mình do được mẹ rong, vừa ăn vừa chơi, không tập trung. Bữa ăn thường kéo dài lâu vì mẹ phải rong cho bé ăn, nên tốn nhiều thời gian và công sức. Cháo, bột xay nhuyễn khiến bé không phát huy được kỹ năng nhai để ăn thức ăn thô, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới chức năng của bộ nhai.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
- Ưu điểm: Bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn rất nhiều so với các bé ăn dặm kiểu truyền thống. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bé cảm nhận và làm quen tốt hơn với mùi vị của các loại thực phẩm, vừa giúp mẹ nhận ra được sở thích cá nhân của bé, vừa không làm bé bị chán ăn. Ngoài ra, việc ăn nhạt sẽ tốt cho thận của trẻ nhỏ. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ tạo cảm giác thích thú cho bé mỗi khi ăn uống, bởi mẹ không ép bé ăn, không khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn uống. Đồng thời tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn nhanh hơn và tập trung hơn.
- Nhược điểm: Mẹ tốn nhiều thời gian hơn trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu hay chế biến. Để nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên trang bị riêng bộ dụng cụ. Phương pháp này cốt lõi dựa trên sự tôn trọng trẻ, vậy nên trong thời gian đầu, bé có thể sẽ không tăng cân nhanh như khi ăn dặm truyền thống.
Hiểu được sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống để kết hợp thành phương pháp hiệu quả
Hiểu được sự khác nhau giữa ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống thì từ đây các mẹ có thể kết hợp chúng thành một phương pháp chung mang lại hiệu quả tối ưu mà lại khắc phục được nhược điểm của cả hai kiểu ăn dặm.
Phương pháp kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống:
- Ưu điểm: Trước hết là giúp bé phát triển toàn diện, tăng cân đều, chóng lớn. Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé rèn luyện phản xạ nhai nuốt các loại thức ăn thô dễ dàng theo từng giai đoạn, đồng thời vị giác của bé cũng được phát triển và từ đó có thể phân biệt hương vị riêng giữa các món ăn. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, kết hợp hai phương pháp ăn dặm này sẽ giúp bé hình thành nên thói quen ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.
- Nguyên tắc: Nguyên tắc cơ bản nhất đó là tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa chuẩn bị tốt để tiêu hóa những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó là nguyên tắc tôn trọng bé, không bắt ép hay thúc giục bé ăn khi bé không thích. Mẹ nên để bé chủ động trong việc ăn uống và cho bé ăn khi bé muốn.
Mẹ có thể trang trí các món ăn màu sắc bắt mắt để kích thích bé tò mò và thèm ăn. Khi bắt đầu đổi sang món mới, mẹ nên cho bé ăn thử ít một, nếu bé chưa thích thì mẹ có thể thử lại sau một thời gian. Đặc biệt là một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu bé không hợp tác ăn dặm, hãy cho bé uống sữa để thay thế, tuyệt đối không nên cho bé ăn rong, chơi đồ chơi hay dùng đồ điện tử làm bé xao lãng để dụ bé ăn.
3 gợi ý cách làm đồ ăn dặm kiểu Nhật nhanh gọn cho mẹ
Cháo bánh mỳ, sữa chua, dâu tây
Món ăn này đã bao gồm nhóm tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất. Dâu tây chua chua ngọt ngọt, món ăn trơn sẽ rất dễ nuốt và làm cho các bé cảm thấy dễ ăn và hấp dẫn. Chắc chắn các bé biếng ăn nhất cũng không bao giờ từ chối. Món ăn này thực sự ngon miệng và không nên bỏ lỡ, không chỉ phù hợp cho các bạn nhỏ mà còn phù hợp cho các bé lớn tuổi hơn cũng như cho người lớn.
Dâu tây New Zealand Đà Lạt không chỉ cung cấp nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng chống oxi hóa, giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa nếp nhăn. Ngoài ra còn có axit ellagic và các flavonoid giúp giảm lượng cholesterol có hại, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, phòng chống ung thư và rất tốt cho người có tiền sử về bệnh tim mạch.
Bạn có thể mua dâu tây New Zealand tươi nguyên chất tại Đà Lạt Farm với giá 170.000VND/0.5kg bằng cách nhấn vào đây.
Hỗn hợp khoai lang, súp lơ xanh
Món ăn dặm béo thơm ngọt nhẹ này dành cho trẻ từ khoảng 7 tháng tuổi. Hỗn hợp khoai lang súp lơ xanh là một trong những lựa chọn không tồi nếu trong trường hợp mẹ cần bổ sung thêm chất xơ cho con và tăng lượng thức ăn dặm cho bé. Món ăn này có vị thơm ngọt nhẹ, chút béo ngậy được kết hợp từ khoai lang và súp lơ, rất dễ dàng để bé hấp thu và tiếp nhận. Thêm vào đó, khoai lang cũng làm giảm mùi vị của súp lơ xanh, khiến món ăn trở nên dễ chịu hơn với những bé không chuộng súp lơ lắm.
Súp lơ xanh hữu cơ là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, cho dù bạn ăn sống, nấu chín, luộc hay hầm. Súp lơ xanh luộc có thể trộn với axit mật trong hệ tiêu hóa và làm cho axit mật dễ giải phóng ra hơn, bởi vậy chất xơ trong nó có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chúng ta tránh xa các vấn đề của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, súp lơ xanh giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, giảm dị ứng...
Với giá 50.000VND/kg, bạn có thể mua súp lơ xanh hữu cơ tại website Sói Biển bằng cách nhấn vào đây.
Súp khoai tây bò bằm
Có thể nhiều mẹ chưa biết là giai đầu khi bé ăn dặm, bé cần được làm quen với các món ăn từ nhuyễn cho đến thô dần. Thay vì chỉ cho bé ăn cháo/bột ăn dặm thì mẹ hãy đổi bữa cho bé với món súp khoai tây thịt bò bằm thơm ngon bổ dưỡng, rất phù hợp cho bé mới bắt đầu ăn dặm.
Khoai tây cung cấp nhiều vitamin (A, B, C) và các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein cho cơ thể. Bên cạnh công dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, khoai tây còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả. Nguyên liệu các mẹ cần chuẩn bị chỉ gồm có cà rốt, hành tây, khoai tây baby, thịt bò bằm và một chút dầu ăn dinh dưỡng là đã có ngay một bữa ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng và hấp dẫn các bé yêu rồi nhé!
Chỉ với 36.450VND/0.5kg, bạn có thể mua khoai tây baby tại Nam An Market bằng cách nhấn vào đây.
3 gợi ý cách làm đồ ăn dặm kiểu truyền thống đủ dinh dưỡng cho con
Gợi ý cách làm 3 món ăn dặm kiểu truyền thống đủ dinh dưỡng cho bé:
Cháo cá hồi bí đỏ
- Cháo cá hồi bí đỏ: Cá hồi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA nên nó cực kỳ có lợi cho trẻ. DHA trong cá hồi giúp bé nhận thức nhanh nhạy và thông minh hơn bởi nó có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chất này còn giúp tăng khả năng tập trung của trẻ, làm cho trẻ bớt cáu kỉnh và nóng giận. Ngoài ra, mắt của bé cũng sẽ sáng và khỏe hơn nếu được ăn cá hồi thường xuyên. Cá hồi và bí đỏ là 2 nguyên liệu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, ngoài chứa nhiều dinh dưỡng ra thì 2 nguyên liệu này cũng rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Bạn có thể tham khảo cách làm ở video bên dưới.
Cháo trứng gà cà chua
- Cháo trứng gà cà chua: Cháo trứng gà cà chua là một món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình. Món này có khá nhiều ưu điểm như là nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản lại dồi dào chất dinh dưỡng, vậy nên đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của không ít các bà mẹ nuôi con nhỏ. Sau khi nấu xong thành phẩm, bé sẽ cảm nhận được cháo đậm vị nhờ cà chua, thêm chút béo của lòng đỏ trứng tạo sự hài hòa từ đó giúp bé dễ ăn, nhanh thấy hứng thú và lâu ngán ngay cả khi mới tập ăn dặm lẫn lúc bé đã lớn.
Trứng gà là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, các thành phần như sắt, magie, canxi, kẽm, vitamin A, B6, B12, E,... đặc biệt rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên bé cũng không nên ăn quá nhiều trứng trong một tuần. Bởi nếu ăn nhiều trứng, trẻ sẽ hấp thụ một lượng dinh dưỡng quá nhiều chỉ trong thời gian ngắn, điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo cách làm ở video bên dưới.
Sinh tố bơ sữa bổ dưỡng
- Sinh tố bơ: Bơ - một trong những loại thực phẩm siêu dinh dưỡng và là một trong những loại trái cây cực tốt cho trẻ. Ở độ tuổi 6 tháng, khi bắt đầu tập ăn dặm, mẹ đã có thể cho bé làm quen với món quả bơ nghiền nhuyễn để giúp con bổ sung dưỡng chất rất tuyệt vời. Bên cạnh việc chứa tỉ lệ chất xơ dồi dào, quả bơ còn giàu protein, axit folic, kẽm, thiamin, các vitamin như vitamin A, D, E,...
Ngoài ra, bơ còn rất tốt cho bé trong độ tuổi ăn dặm, với các công dụng như: giúp trẻ dễ tiêu hóa, làm lành vết thương nhanh, bảo vệ gan, giàu chất chống oxi hóa, hạn chế viêm nhiễm và bổ sung axit bão hòa tốt cho sự phát triển trí não và thị lực. Bạn có thể tham khảo cách làm ở video bên dưới.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống:
- Chúng ta nên tạo không khí ăn thật thoải mái để giúp bé ăn dễ dàng hơn, được nhiều hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuyệt đối không nên cố gắng bắt ép bé ăn những loại thức ăn bé không thích hoặc khi bé không có nhu cầu.
- Nếu bé tỏ thái độ không hợp tác thì nên dừng việc cho bé ăn và hãy cho bé bú sữa mẹ thay thế. Mẹ cũng không nên rong bé đi chơi, cho đi dạo hay làm mọi cách để dỗ bé ăn. Bởi hành động này sẽ khiến bé không tự lập, tạo nên tính thụ động ở trẻ, bên cạnh đó còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của trẻ.
- Khi cơ thể của bé khỏe mạnh là điều kiện để ăn dặm có hiệu quả tốt nhất. Do đó, khi bé bị ốm hoặc cảm thấy mệt mỏi, mẹ nên cho bé uống sữa để bổ sung thêm chất dinh dưỡng hay có thể cho bé ăn một chút cháo loãng với lượng phù hợp để bé dễ ăn.
- Các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng phương pháp có phù hợp với con hay không để có thể áp dụng thành công phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho bé, bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau và đương nhiên sẽ đi kèm tương ứng những ưu nhược điểm riêng mà chúng ta cần cân nhắc.
Bài viết có liên quan
Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cho bé
Cả hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cùng nhiều phương pháp ăn dặm khác đều sở hữu những đặc điểm riêng, quan trọng là bạn hãy tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với sở thích và tình trạng sức khoẻ của bé nhà mình. Một chế độ ăn dặm hợp lý sẽ là bước đệm tuyệt vời để con phát triển khoẻ mạnh và toàn diện sau này đấy.
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn