Lý do điện thoại sạc không vào pin
Điện thoại là vật dụng quen thuộc của mỗi chúng ta. Trong cơ chế hoạt động của thiết bị này thì sạc pin chính là phần quan trọng nhất. Tuy nhiên, đôi khi vì một vài lý do nào đó mà điện thoại sạc không vào pin. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé!
- Nguyên nhân phổ biến đầu tiên chính là phần sạc bị hỏng. Phần sạc sẽ bao gồm củ sạc và dây cáp sạc. Nếu phần củ bị lỗi ở bên trong hoặc dây cáp bị lỏng, đứt ở một phần nào đó thì cũng sẽ gây ra hiện tượng điện thoại sạc không vào pin.
- Nguyên nhân thứ 2 thường ít xảy ra hơn nhưng cũng khiến nhiều người đau đầu. Đó chính là tình trạng nguồn điện đầu vào bị yếu hoặc có vấn đề. Đôi khi là do mạng lưới điện trong nhà của bạn gặp sự cố hoặc do bạn đang sạc bằng cục sạc dự phòng với nguồn điện yếu. Đôi khi là vấn đề do thiết bị sạc và nguồn điện không tương thích nên điện thoại sạc không vào pin.
- Phần cổng nhận sạc của điện thoại bạn thường không được chú ý nên bám bụi, dính bẩn. Điều này sẽ cản trở quá trình sạc pin của điện thoại.
- Nguyên nhân tiếp theo rất thường hay gặp ở điện thoại đó chính là tình trạng pin bị chai. Ban đầu khi mua điện thoại, các viên pin thường có dung lượng và độ tiếp nhận năng lượng nạp vào rất tốt. Tuy nhiên, theo thời gian, do quá trình sạc pin không đúng như vừa sạc vừa sử dụng, sạc pin qua đêm, để điện thoại sập nguồn mới sạc… dẫn đến “sức khỏe” viên pin bị yếu đi và khiến cho việc sạc pin trở nên khó khăn hơn.
- Việc có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm trong máy cũng dẫn đến tình trạng điện thoại sạc không vào pin hoặc vào cực chậm.
- Một số điện thoại bị lỗi phần cứng hoặc phần mềm nên dẫn đến việc không tiếp nhận lượng pin nạp vào.
- Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng điện thoại sạc không vào pin chính là do thói quen vừa sạc vừa dùng của nhiều người. Lượng pin nạp vào chưa được bao nhiêu thì đã phải dùng cho các hoạt động tiếp theo nên điện thoại dù sạc bao lâu cũng không lên phần trăm pin.
Cách khắc phục điện thoại sạc không vào pin
Sau khi đã xác nhận được nguyên nhân điện thoại sạc không vào pin thì bạn có thể tự khắc phục đối với những vấn đề đơn giản hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên. Dưới đây là một số cách khắc phục đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà:
- Kiểm tra nguồn điện trong nhà: Việc nguồn điện yếu hoặc không ổn định không chỉ khiến điện thoại sạc không vào pin mà còn ảnh hưởng tới nhiều thiết bị điện khác. Cách để kiểm tra xem nguồn điện có ổn định không là hãy sử dụng bút thử điện để cắm vào ổ điện. Lưu ý là phải để một ngón tay chạm vào đuôi bút. Nếu bút sáng tức là trong ổ vẫn có điện. Tiếp theo, bạn hãy dùng một bóng đèn để cắm vào nguồn điện xem bóng đèn có bị chớp nháy hay không. Nếu không thì nguồn điện trong nhà vẫn bình thường. Còn nếu bạn sạc bằng sạc dự phòng thì hãy kiểm tra xem sạc còn pin không nhé.
- Tắt các ứng dụng chạy ngầm: Có nhiều ứng dụng chạy ngầm như game, messenger, các mạng xã hội… khiến cho điện thoại bị nặng, vào pin chậm. Việc của bạn là hãy tắt hết các ứng dụng này. Đồng thời với những ứng dụng không sử dụng trong máy thì bạn có thể cân nhắc xóa bớt đi.
- Chờ và cập nhật phiên bản phần mềm mới: Việc sử dụng phần mềm đã lỗi thời hoặc đã cũ cũng khiến điện thoại sạc không vào pin. Chính vì vậy, hãy mở phần cài đặt xem phiên bản phần mềm mới nhất đã được cập nhật trên máy của bạn chưa.
- Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại: Với việc bị lỗi một ứng dụng nào đó hoặc các phần mềm xung đột với nhau trên máy thì cũng sẽ xảy ra tình trạng không sạc được pin. Lúc này bạn phải khôi phục lại cài đặt gốc để trả máy về như nguyên trạng ban đầu. Một điều cần lưu ý là hãy chuyền hết những hình ảnh, video, tập tin quan trọng trong máy sang một thiết bị khác trước khi cài đặt lại toàn bộ nhé.
- Kiểm tra lại linh kiện trong máy: Với những dòng máy có cấu trúc mở được nắp phía sau thì bạn có thể mở ra để kiểm tra xem có linh kiện nào bị đứt, cháy hay hư hỏng trong máy. Tuy nhiên với những dòng máy đúc nguyên khối thì bạn nên đem máy ra tiệm để tránh gây hư hỏng nặng hơn.
- Vệ sinh cổng sạc của điện thoại: Cổng sạc của bạn dính quá nhiều bụi bặm sẽ khiến điện thoại sạc không vào pin. Để làm sạch phần cổng sạc này, bạn có thể dùng một chiếc tăm bông cỡ nhỏ, nhúng qua cồn, và nhẹ nhàng vệ sinh bộ phận này. Bạn cũng nên vệ sinh các khe khác như khe loa, ổ cắm tai nghe để chiếc điện thoại sạch sẽ và sử dụng bền hơn.
- Thay mới thiết bị sạc: Thiết bị sạc của bạn sẽ bao gồm củ sạc, chân sạc, cáp sạc. Bất cứ một phần nào bị hư cũng khiến cho nguồn cung cấp điện năng cho máy bị gián đoạn. Bạn nên thay phần bị hư chính hãng hoặc thay nguyên bộ sạc để đảm bảo an toàn cho máy.
- Thay pin mới: Có những điện thoại đã bị chai thậm chí phồng pin do thói quen sử dụng điện thoại không đúng. Giữ những viên pin này lại vừa khiến tuổi thọ máy bị giảm, vừa nguy hiểm vì dễ xảy ra cháy nổ. Bạn có thể mua pin mới về tự thay với những loại điện thoại đơn giản nhưng lời khuyên của chúng tôi vẫn là nên đem ra những địa chỉ sửa chữa điện thoại uy tín để an toàn hơn.
- Chú ý tới các nguyên tắc an toàn khi sạc pin: Để quá trình sạc pin được diễn ra trơn tru thì bạn nên chú tâm đến những quy tắc an toàn khi sạc pin. Ví dụ như dùng đúng củ sạc, cáp sạc; sử dụng bộ sạc chính hãng; rút sạc điện thoại khi pin đã đầy…
5 sản phẩm giúp bạn bảo vệ an toàn, tránh trường hợp điện thoại sạc pin không vào
Khắc phục điện thoại sạc không vào pin bằng đế sạc không dây đa năng 3in1 Remax RP-W53
Sản phẩm đầu tiên giúp bạn bảo vệ điện thoại cũng như tránh tình trạng điện thoại sạc pin không vào chính là đế sạc không dây đa năng 3in1 Remax RP-W53. Bộ sạc này có thể sạc đồng thời 3 thiết bị gồm điện thoại, đồng hồ thông minh, tai nghe.
Sản phẩm được thiết kế thông minh với khả năng gấp gọn và có cấu trúc như một chiếc giá đỡ điện thoại. Với sản phẩm này bạn có thể để thiết bị di động nằm, đứng, ngang để sạc dễ dàng. Công suất sạc là 15W nên đảm bảo không gây nóng máy, chai pin. Trên thiết bị có một công tắc nhỏ, khi bật sẽ hiển thị đèn báo màu xanh lam. Lúc này điện thoại đang được sạc ở trạng thái bình thường, khi đèn chuyển sang màu xanh lục tức là có vật thể lạ.
Thêm vào đó, đế sạc này còn được trang bị bộ tản nhiệt giúp trong quá trình sạc điện thoại không bị nóng lên. Bạn có thể mua đế sạc này tại Remax Việt Nam với giá 700.000 VND bằng cách nhấn vào đây.
Khắc phục điện thoại sạc không vào pin bằng củ sạc nhanh Aukey PA-F3S 2 cổng Type C 20W, USB-A 12W
Củ sạc nhanh Aukey PA-F3S 2 đến từ thương hiệu phụ kiện công nghệ Aukey của Đức được nhiều người tin tưởng sử dụng. Củ sạc gồm 2 lỗ cắm, 1 lỗ sạc nhanh Power Delivery 20W và 1 lỗ sạc USB-A công suất 12W giúp bạn có thể sạc đồng thời 2 thiết bị.
Thiết bị này áp dụng công nghệ sạc Aukey Safe-Guard đảm bảo an toàn toàn diện cho điện thoại và cho cả người sạc. Sản phẩm được làm từ nhựa PC chống cháy giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng. Chân sạc được thiết kế gấp gọn giúp bạn tiết kiệm được 25% không gian.
Khi mua sản phẩm này tại Aukey shop bạn sẽ nhận được chế độ 1 đổi 1 nếu có lỗi và bảo hành trong vòng 18 tháng. Bạn có thể nhấn vào đây để đặt mua với giá 319.000 VND - 369.000 VND.
Khắc phục điện thoại sạc không vào pin bằng pin dự phòng sạc nhanh không dây tích hợp nam châm Baseus
Sản phẩm tiếp theo mà bạn không nên bỏ lỡ chính là Pin dự phòng sạc nhanh không dây tích hợp nam châm Baseus Magnetic Wireless Quick Charging Power Bank. Đây là dòng pin sạc dự phòng chất lượng cao dành cho mọi thiết bị di dộng.
Pin sạc này có dung lượng lên đến 10.000mAh và được trang bị 2 cổng sạc là USB và Type C có hỗ trợ chế độ sạc nhanh. Cả 2 cổng sạc này đều được nhà sản xuất thông báo là có thể tương thích với mọi dòng điện thoại thông minh hiện nay. Công suất đầu ra sẽ là 18W - 20W tùy thiết bị sạc. Sản phẩm cũng hỗ trợ sạc nhanh không dây bằng công nghệ sạc cảm ứng từ với công suất đầu ra tối đa là 10W.
Pin dự phòng này được làm từ nhựa ABS và PC cao cấp, với thiết kế thanh lịch bắt mắt cùng với 1 màn hình led hiển thị % pin tiện lợi. Hiện sản phẩm đang được Baseus khuyến mãi chỉ còn 599.000 VND (giá gốc 700.000 VND). Bạn có thể đặt mua online dễ dàng bằng cách nhấn vào đây.
Khắc phục điện thoại sạc không vào pin bằng cáp sạc nhanh 3.5A đa năng 3 in 1 Mcdodo CA-0930 USB Type C truyền dữ liệu
Cáp sạc nhanh 3.5A đa năng 3 in 1 Mcdodo CA-0930 USB Type C truyền dữ liệu có thể dùng để thay thế cho sợi dây cáp đã cũ hoặc bị lỗi của bạn. Sản phẩm này được nhiều người yêu thích nhờ dây cáp bện nylong nên chống mài mòn, đứt gãy…
Chiều dài của cáp sạc này là 1,2m và hỗ trợ sạc với dòng điện 6A cực kỳ an toàn. Dây cáp có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Trong đó có đầu USB hỗ trợ sạc nhanh 2A và đầu light-ning hỗ trợ sạc nhanh Iphone 2,4A. Sản phẩm cũng có thể tự động xác định giao thức sạc nhanh và khớp chính xác về dòng điện cũng như điện áp.
Hiện sản phẩm đang được bán tại Tiki với giá 191.000 VND (giá gốc 280.000 VND). Bạn có thể đặt mua sản phẩm bằng cách nhấn vào đây.
Khắc phục điện thoại sạc không vào pin bằng sạc ô tô Anker 2 Cổng PD 24W A2727
Sản phẩm cuối cùng sẽ là cứu tinh cho những bạn thường xuyên phải sạc điện thoại trên ô tô, sạc ô tô Anker 2 Cổng PD 24W A2727. Thiết bị này được thiết kế với vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm tinh tế và chống xước.
2 cổng sạc trên thiết bị được thiết kế kiểu sạc USB với công suất 24W. Đồng thời, sản phẩm còn được trang bị hệ thống an toàn MultiProtect chống rò rỉ điện tuyệt đối. Với đầu sạc này, bạn sẽ có thể sạc an toàn mọi lúc trên chính chiếc xe thân yêu của mình.
Bạn có thể mua cổng sạc này với giá 249.000 VND (giá gốc: 350.000 VND) tại Tiki bằng cách nhấn vào đây.
Sử dụng pin điện thoại sao cho bền
Để tuổi đời pin điện thoại được lâu bền hơn, bạn cần sử dụng pin điện thoại đúng cách. Đầu tiên hãy hạn chế để điện thoại bị cạn pin quá mức dẫn đến sập nguồn, hãy đảm bảo sạc pin cho điện thoại khi hệ thống báo chỉ còn 20%. Khi sạc pin, bạn cũng tránh sạc quá đầy hoặc để sạc qua đêm. Cuối cùng thì hãy tắt nguồn và khởi động lại điện thoại định kỳ để các bộ phận trong máy có thể nghỉ ngơi và cấu trúc lại.
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn