Những món quà Việt gợi nhớ Tết ngày xưa
Tết xưa - Tết nay là hai khái niệm được nhắc đến rất nhiều vào mỗi dịp Xuân sang. Ừ thì đều là Tết, đều đón năm mới với những thứ được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, là không khí se lạnh đầu Xuân cuối Đông, là sự sum vầy... Tuy nhiên, Tết xưa có những thứ hương vị, những cảm xúc đặc biệt mà chúng ta đều bồi hồi mỗi khi nhớ lại, đó là những món quà Tết cổ truyền, là những gì thân thuộc và gắn bó nhất của tuổi thơ khốn khó nhưng đầy ắp nghĩa tình.
- Ô mai - mứt cổ truyền: Ô mai - mứt là món quà quen thuộc vào mỗi dịp Tết đến Xuân sang trên bàn trà của mỗi gia đình. Những miếng mứt ngọt lịm, mát lành được tự tay mẹ sên, mang đến hương vị tự nhiên nhất, tình cảm ấm áp nhất. Những khay mứt đủ các vị chua cay mặn ngọt tượng trưng cho gia vị của cuộc sống, tượng trưng cho sự hòa hợp sum vầy.
- Vải mới: Ngày xưa khi còn cơ cực, Tết là dịp duy nhất trong năm được mặc áo mới, được sắm sửa quần áo đẹp chơi Xuân, bởi vậy người Việt thường tặng ông bà, cha mẹ những tấm vải mới để may đồ nhân dịp Tết đến, Xuân về để tỏ lòng hiếu thảo, để thể hiện sự biết ơn.
- Gà trống: Gà trống là món quà tặng mang ý nghĩa truyền thống của người Việt xưa, thể hiện sự kính trọng và tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà.
- Gạo mới, bánh chưng: Vụ mùa bội thu, thóc lúa no đủ là mong muốn của ông bà ta từ xa xưa nên những cân nếp, những chiếc bánh chưng thơm ngon được chọn lựa kỹ càng là món quà đặc biệt ý nghĩa trong những dịp Tết xưa.
- Bầu rượu quê: Chén rượu đầu xuân là lời chúc ân tình, là thức uống đậm vị Tết xưa, tặng nhau bầu rượu tự tay nhà chưng cất là lời chúc một năm mới ấm no, sung túc và đậm nghĩa tình.
Gợi ý 10 món quà Tết Việt xưa mang đậm nét truyền thống
Bánh chưng Tết
Cho dù là Tết xưa hay Tết nay thì bánh chưng là món quà Tết không thể thiếu của mỗi gia đình vào mỗi dịp Xuân sang, là món ăn truyền thống, là phẩm vật trang trọng và đầy ý nghĩa để dâng lên tổ tiên vào mỗi dịp cuối năm. Ngày xưa những chiếc bánh chưng được ba tự tay gói, mẹ chụm củi canh lửa suốt đêm để cho ra những chiếc bánh ngon và đẹp nhất, ngày nay khi công việc bận rộn, thời gian eo hẹp, chúng ta thường đặt sẵn bánh chưng ngoài cửa tiệm, tuy không còn không khí háo hức khi ngồi canh nồi bánh, nhưng vẫn là hương vị đó, hương vị Tết xưa.
Bánh chưng tại Quà Tặng Tết Ý Nghĩa được gói ghém theo công thức truyền thống của người Việt xưa, với nếp, đậu xanh, thịt heo, lá dong... đều là những thực phẩm tự nhiên nhất, qua những công đoạn chọn lọc kỹ lưỡng, đóng gói gọn gàng để cho ra đời những chiếc bánh tròn vị, vương vấn hương Tết cổ truyền. Cắn một miếng bánh, cảm nhận độ dẻo mềm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đậu xanh, vị béo của thịt mỡ cùng hương thơm thoang thoảng của tiêu đen, hành tím, lại tận mắt chứng kiến màu xanh mướt của bánh, màu vàng ươm của đỗ cùng những nguyên liệu hòa trộn vào nhau khiến chúng ta như quay về thời thơ ấu, tận hưởng trọn vẹn hương vị Tết xưa, cảm nhận không khí của Tết đoàn viên, của tình cảm gia đình.
Bánh được làm thủ công và chế biến đảm bảo vệ sinh, không tẩm ướp hóa chất hay chất bảo quản nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, mẫu mã. Đây sẽ là món quà Tết ý nghĩa nhất dành tặng ông bà, bố mẹ để cùng nhau cảm nhận những điều thân thương nhất. Bạn có thể đặt mua bánh chưng tại Quà Tặng Tết Ý Nghĩa với giá 200.000 VND bằng cách nhấn vào đây.
Gạo đặc sản Lài Long Phụng
Mâm cơm dâng lên tổ tiên trong ngày cuối cùng của năm luôn được mẹ của chúng ta chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất. Những món ăn truyền thống như nem, chả, dưa kiệu,… qua bàn tay khéo léo của mẹ trở nên thật đặc biệt, thật ngon mắt, và trong mâm cơm đó, không thể thiếu bát cơm ngon, thơm dẻo trắng ngần tượng trưng cho ước mơ về một năm mới sung túc, ấm no. Bởi vậy, trong danh sách mua sắm thực phẩm ngày Tết của các mẹ, gạo là thực phẩm đứng đầu, và phải là loại gạo thơm ngon, đặc biệt nhất.
Gạo tươi còn cám Lài Long Phụng được biết đến như một trong những loại gạo ngon nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đôi bàn tay lam lũ nhưng đầy khéo léo của người nông dân, qua công đoạn cấy hái và chăm sóc đặc biệt cho ra đời những hạt thóc căng tràn nhựa sống, tiếp đến là quá trình sấy khô cùng xay xát khéo léo để giữ nguyên được lớp cám gạo nguyên chất, giữ nguyên hương vị của tự nhiên, của đất trời và nắng gió.
Gạo tươi nguyên cám Lài Long Phụng khi nấu lên sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngon ngọt tự nhiên cùng độ mềm dẻo vừa phải, cho chúng ta một cảm xúc khó quên, một hương vị trọn vẹn. Gạo được đóng gói cẩn thận qua công đoạn hút chân không, cùng mẫu mã đẹp xứng đáng là món quà Tết ý nghĩa và đậm nghĩa tình để gửi đến ông bà, bố mẹ.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại webite của Gạo Vinh Hiển với giá 135.000 VND/5kg bằng cách nhấn vào đây.
Chả lụa - giò chả gân
Chả lụa - món ăn thân thuộc luôn có trong mâm cơm của người Việt trong những dịp đặc biệt, và tất nhiên, mâm cơm ngày Tết cũng không thể thiếu món ăn tuy đơn giản nhưng đầy sự tinh tế này. Cũng chỉ là thịt xay nhuyễn, nhưng dưới bàn tay nhào trộn của người đầu bếp, kết hợp với các loại gia vị truyền thống đã cho ra đời một món chả lụa thuần Việt, đậm vị quê hương.
Chả lụa của Vinafood được chế biến từ nguồn nguyên liệu tuyển chọn một cách cẩn thận là món quà Tết truyền thống khiến chúng ta bồi hồi nhớ lại Tết xưa. Chả lụa sử dụng loại thịt heo tươi ngon nhất, không quá nạc cũng không quá mỡ, kết hợp với những gia vị truyền thống như tiêu, tỏi, cùng công thức chế biến bí truyền tạo ra những miếng chả giòn, giai, thơm lừng và đậm đà hương vị Việt Nam. Không chỉ có chả lụa truyền thống, Vinafood còn có chả lụa gân, với sự kết hợp của gân heo giòn giòn, sừn sựt cùng với miếng chả dai, ngọt đậm đà mang đến một sự mới lạ, một hương vị đặc biệt khó quên.
Tết năm nay, bạn hãy đặt mua cho ba mẹ những đòn chả với hương vị tuyệt vời để bữa cơm tất niên thêm phần ấm cúng nhé. Sản phẩm đang được bán tại Vinafood với giá 220.000 VND/kg (giá gốc 230.000 VND) bằng cách nhấn vào đây.
Ô mai mơ gừng đặc sản
Ô mai là món ăn quá quen thuộc với tuổi thơ của hầu hết chúng ta, chắc hẳn ai cũng nhớ những lần ngóng mẹ đi chợ về đầu ngõ, cảm giác vui sướng không thôi khi cầm trên tay những miếng ô mai chua chua ngọt ngọt, hương vị đó, ký ức đó chính là một phần của cuộc sống, một chốn bình yên để mơ mộng trước những xô bồ của thực tại. Ngày nay, ô mai tiếp tục được biến tấu với những hương vị mới lạ, và là thức quà không thể thiếu trên bàn trà vào mỗi độ Xuân sang.
Ô mai mơ gừng đến từ thương hiệu nổi tiếng Hồng Lam, tại nơi đây họ chọn Bắc Kạn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính làm ô mai mơ gừng bởi Bắc Kạn nổi tiếng là vùng trồng mơ lớn trong cả nước. Những quả mơ căng tròn, hạt nhỏ đươc Hồng Lam tìm đến và đánh thức bằng việc chọn lọc, chăm sóc, và nhờ bàn tay khéo lép của những người nghệ nhân cùng công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo ra những quả ô mai mơ gừng ngon, sạch mang đậm vị Tinh hoa quà Việt.
Ô mai là loại quả đem lại giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống chọi một số bệnh, đặc biệt là tim mạch, giảm cholesterol, tăng sức đề kháng, làm đẹp da, giảm cân,.. Nhấm chút vị ô mai mơ gừng chua ngọt cảm giác đủ đầy bỗng choáng ngợp tâm trí khó có thể nào bỏ qua món ăn truyền thống này.
Sản phẩm được đóng hộp tiện dụng với nhiều khối lượng tương ứng với các loại giá khác nhau. Để mua loại hủ 900g làm quà tặng với giá 150.000 VND, mời bạn nhấn vào đây.
Mứt hồng dẻo Đà Lạt
Ngoài những món mứt truyền thống thì Tết nay, trên bàn trà của mỗi nhà đã xuất hiện thêm những loại mứt mới, với mẫu mã đa dạng, hương vị tuyệt vời làm vừa lòng hầu hết quan khách, đó là mứt dâu đỏ thắm, mứt dứa vàng ươm hay mứt hồng dẻo ngọt… Những hộp mứt cầu kỳ trong công đoạn chế biến, đóng gói sang trọng và đẹp mắt đang dần trở thành món quà Tết phổ biến và chiếm được tình cảm của mọi người trong những dịp Xuân sang.
Mứt hồng dẻo Đà Lạt là một sản vật thiên nhiên đến từ thành phố mù sương. Qua những công đoạn chế biến cầu kỳ và đầy tinh tế, những miếng mứt hồng ra đời với phần thịt dẻo dai đỏ rực, căng mọng, thấm đẫm mật hồng làm nức lòng bao người thưởng thức. Cắn một miếng hồng dẻo, thưởng thức vị ngọt lan ra khắp đầu lưỡi, cảm nhận độ dẻo, dai của từng thớ thịt đồng thời tận hưởng hương thơm dịu nhẹ sẽ khiến người ta nhớ mãi không quên, nhớ về một Đà Lạt dịu dàng, một thức quà tuyệt diệu. Theo nghiên cứu, hồng cũng là loại quả rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Một thức quà ngon, bổ dưỡng lại có giá thành hợp lý thì quả là sự lựa chọn phù hợp cho năm mới sắp tới đúng không nào.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại website của Chính Gốc với giá 150.000 VND/hộp 500gr bằng cách nhấn vào đây.
Rượu Xuân Thạnh đặc sản Trà Vinh
Chén rượu đầu Xuân chúc nhau một năm mới an lành, ấm no hạnh phúc là truyền thống từ bao đời của người Việt mỗi dịp Tết đến, bởi vậy, tặng rượu Tết là một nét văn hóa độc đáo, chứa đựng nhiều tình cảm trong mỗi dịp Xuân sang.
Rượu Xuân Thạnh nổi tiếng bởi nó là một trong 3 danh tửu nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, sánh vai với rượu Phú Lễ - Bến Tre và rượu Gò Đen - Long An. Rượu Xuân Thạnh được làm từ gạo nếp quê, kết hợp với nấm mốc và men gia truyền, qua quá trình ủ kín và chưng cất khéo léo để cho ra đời một thức uống làm say đắm lòng người. Uống một ngụm rượu, cảm nhận hơi ấm len lỏi chạy qua cổ, xuống dạ dày, thưởng thức vị rượu nồng đậm, hương thơm nồng nàn khiến ta như lạc vào một thứ cảm xúc mãnh liệt, lâng lâng và say đắm.
Mỗi chai rượu là một tác phẩm nghệ thuật của người nông dân, nghệ thuật đến từ đôi tay khéo léo trong quá trình ủ rượu, nghệ thuật trong việc canh giữ cho ngọn lửa đều tay, và nghệ thuật trong việc tạo ra những dòng rượu Xuân Thạnh nồng nàn, nức tiếng. Rượu Xuân Thạnh là loại rượu nổi tiếng đặc sản Trà Vinh với nồng độ rượu cao và hương vị nồng nàn hấp dẫn biết bao người muốn thưởng thức.
Có 3 loại rượu Xuân Thạnh để bạn dễ dàng lựa chọn làm quà tặng đó là rượu nếp trắng, Xuân Thạnh Lão Tửu và Xuân Thạnh chuối hột. Mỗi loại có một vị khác nhau, màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được sự nồng nàn vốn có. Sản phẩm đang được bán tại website của Chính Gốc với giá 60.000 VND/chai 500ml, bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.
Trà đinh đặc sản Tân Cương Thái Nguyên
Ngoài rượu nếp bánh chưng, thì những chén trà là thức uống không thể thiếu trong mỗi dịp đầu năm. Nhấp chén trà nóng, cắn một miếng mứt chua chua ngọt ngọt, hỏi thăm sức khỏe, chúc nhau năm mới an khang chính là hương vị Tết xưa mà mỗi chúng ta đều nhớ đến. Bởi vậy, những hộp trà được lựa chọn cẩn thận, gói gém gọn gàng là món quà luôn luôn phù hợp vào mỗi dịp Tết đến Xuân sang.
Trà đinh nổi tiếng là đặc sản Tân Cương Thái Nguyên, là thức uống hội tụ đầy đủ những tinh túy của đất trời, là món quà đặc biệt dành tặng nhau trong dịp Tết. Từ những đọt trà non đang ngậm chặt sương sớm trên cao nguyên được người nông dân tỉ mỉ thu hái vào đúng thời điểm nhất định, chọn lọc kỹ lưỡng để sao chế ra những sợi trà xoăn chắc, đều đặn. Phải đến 15kg nõn trà tươi mới cho ra được 1kg trà đinh khô chất lượng.
Trà đinh có mùi thơm thoang thoảng, khi uống ta cảm nhận được vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi, liền sau đó là dư vị ngọt như đọng lại, lan tỏa khắp vòm miệng, tạo nên một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Rót một chén trà xanh, "tẩm bổ" thị giác bằng màu nước ngọc bích sóng sánh trong chén trà như vũ điệu của những lá chè trên cao nguyên lộng gió, mọi muộn phiền chợt tan biến, để lại một cảm giác thư giãn thoải mái, một mùi hương vương vấn khắp căn phòng.
Sản phẩm đang được bán tại Siêu Thị Trà với giá 580.000 VND/hộp/20 gói (giá gốc 700.000 VND), bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.
Tranh thư pháp chữ Tết
Nghệ thuật thư pháp của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua thời gian du nhập và phát triển trở thành bộ môn nghệ thuật truyền thống của nước ta. Những bức tranh hay câu đối thư pháp luôn được treo tại vị trí trang trọng nhất trong phòng khách, bởi đằng sau nghệ thuật thư pháp là những câu chúc, những vần thơ ý nghĩa, khuyên dạy chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Tranh thư pháp cũng là món quà Tết phổ biến để dành tặng cho nhau, chúc mừng một năm mới phát tài, hạnh phúc.
Tranh thư pháp chữ Tết được viết thủ công bởi đôi tay tài hoa của những nghệ nhân thư pháp là món quà đầy tính nghệ thuật cũng như chứa đựng ý nghĩa sâu sắc dành tặng cho người thân nhân dịp Tết. Bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nắn nót viết từng con chữ với những đường nét uốn lượn, mềm mại, nét thanh nét đậm thay nhau buông xuống trang giấy trắng tinh khôi, tạo nên một tổng thể đẹp mắt, đậm chất nghệ thuật. Tranh thư pháp rất phù hợp để treo tường, trang trí phòng khách, tạo điểm nhấn giúp căn phòng thêm phần độc đáo, thêm phong cách, thêm nổi bật.
Tại Shop Vnexpress bạn có thể tự do lựa chọn khổ tranh, câu đối để các nghệ nhân sáng tác ra những bức tranh thư pháp tuyệt đẹp, bạn có thể đặt mua với giá 369.000 VND/khổ 44 x 44cm (giá gốc 479.000 VND) bằng cách nhấn vào đây.
Cây mai bonsai để bàn
Xuân sang là lúc mai vàng hé nụ, trong tiết trời se lạnh, những cánh hoa liền bung tỏa sắc thắm, rực rỡ, yêu kiều. Nếu như ngày xưa Mai chỉ có ở miền Nam, thì ngày nay vào mỗi độ Xuân về, những chuyến xe chở mai vàng rực rỡ như ánh nắng lại nối đuôi nhau gửi mai tới khắp mọi miền tổ quốc. Những chậu Mai cũng là món quà ý nghĩa để dành tặng nhau trong dịp năm mới để trang hoàng nhà cửa, để đón nắng vàng.
Cây mai dáng bonsai có chiều cao trung bình từ 50-80cm, thích hợp để bàn là giải pháp tối ưu cho những gia đình có không gian nhỏ nhưng vẫn muốn chưng loại hoa tuyệt đẹp này vào dịp Tết. Mai bonsai được uốn tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau theo yêu cầu của khách hàng, mỗi thế mai lại phù hợp với phong thủy của từng ngôi nhà và có những ý nghĩa khác nhau về tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Cây mai bonsai được thợ làm vườn canh lặt lá vào đúng thời điểm để hoa nở vào dịp Tết, mang luồng gió tươi mới đến với gia đình của bạn.
Cây đang được bán tại website của Cây Cảnh Hà Nội với giá 100.000 VND/cây, bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.
Vải áo dài hoa văn dệt Thái Tuấn
Hẳn trong chúng ta ai cũng còn nhớ những Tết xưa, nhớ cái cảm giác háo hức, vui sướng đến nức lòng khi được mẹ mua cho tấm áo mới ngày Tết. Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, quần áo có thể mua sắm hoặc đặt may mọi nơi mọi lúc, nhưng truyền thống may đồ mới đón Tết vẫn in sâu trong tâm trí mỗi người con nước Việt, để nhớ về một miền ký ức khó phai. Những xấp vải mới là món quà mang ý nghĩa tinh thần, truyền thống để con cháu gửi tặng ông bà, bố mẹ nhằm tỏ lòng hiếu thảo.
Vải áo dài hoa văn dệt mã sản phẩm là ASBL592-041 đến từ thương hiệu áo dài nổi tiếng Thái Tuấn được làm từ chất liệu kim tuyến co dãn, rất phù hợp để may lên những chiếc áo dài trang nhã cho các mẹ, các chị xinh tươi đón Tết. Khi khoác lên mình tà áo dài truyền thống, người phụ nữ Việt phô diễn sự dịu dàng, nét đẹp đằm thắm của mình, đây cũng là lý do chị em thường chọn áo dài để du Xuân. Trên nền vải dệt kim tuyến màu đỏ sang trọng cùng hoa văn hiện đại, kết hợp với sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ may, những chiếc áo dài thướt tha quá đỗi dịu dàng như tôn thêm nét đẹp tinh tế của người phụ nữ đôn hậu thật thà, khiến họ trở nên thật đẹp và quyến rũ.
Sản phẩm đang được bán tại Thái Tuấn với giá 975.000 VND khổ 1m50±2 và dài 3m, bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.
Các hoạt động truyền thống trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Cho dù là Tết xưa hay Tết nay thì những thủ tục, hoạt động truyền thống sau vẫn giữ được nguyên bản sắc và giá trị của nó.
- Đưa ông Táo về trời: Táo quân là tên gọi của ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp, theo quan niệm dân gian, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân sẽ về trời tâu với Ngọc Hoàng những điều dưới hạ giới. Vào ngày đó, các gia đình thường làm xôi chè, mua cá chép phóng sinh để tiễn chân ông Táo.
- Trang hoàng nhà cửa: Cho dù hàng ngày chúng ta vẫn dọn vệ sinh trong nhà, nhưng mỗi dịp Tết, tất cả thành viên đều cùng nhau lau chùi nhà cửa từ trong ra ngoài, làm sạch những vật dụng trong nhà, vứt bỏ mọi thứ cũ không dùng đến.. đó là truyền thống lâu đời với quan niệm sẽ đón một năm mới đầy ấm no, hạnh phúc và an lành.
- Gói bánh chưng bánh tét: Hoạt động truyền thống này thường xuất hiện nhiều tại các vùng quê. Từ ngày 26-30 tháng Chạp, các gia đình sẽ cùng nhau gói những loại bánh truyền thống như bánh Chưng, bánh Giầy và bánh Tét để dâng lên tổ tiên, để thưởng thức hương vị truyền thống.
- Đón giao thừa: Giao thừa là thời khắc tiễn năm cũ đón năm mới, vào khoảnh khắc này, nhang trên bàn thờ được thắp lên cùng với mâm cơm cúng để dâng lộc lên tổ tiên, tiễn năm cũ, đón một năm mới đầy an lành hạnh phúc, đây cũng là thời khắc cả gia đình sum họp bên nhau, chúc nhau những lời ý nghĩa và may mắn nhất.
Quà Tết Việt xưa
"Tết này sao giống Tết xưa" đó là câu nói của nhiều người ngày nay khi nói đến Tết, ta có thể thấy được sự hoài niệm trong câu nói. Xưa kia Tết thật giản dị mà ấm áp, Tết xưa thật vui, thật háo hức. Để giữ gìn không khí ngày Tết ấy chúng ta hãy cùng gia đình mình tham gia các hoạt động như gói bánh chưng, trang hoàng nhà cửa, cùng bố mẹ vào bếp nấu những món ăn ngon, cùng đón giao thừa bên những người thân yêu và cùng cầu chúc cho một năm mới bình an và hạnh phúc và gìn giữ các nét Tết xưa trong cuộc sống hiện đại nhé.