Thành phố nào, ở đâu lạnh nhất thế giới? Có gì đặc biệt ở thành phố này?

Thành phố nào, ở đâu lạnh nhất thế giới? Có gì đặc biệt ở thành phố này?

Bạn đã bao giờ thắc mắc "Thành phố nào, ở đâu lạnh nhất thế giới?" chưa nhỉ? Liệu ở nơi lạnh như vậy thì cuộc sống của người dân sẽ như thế nào? Nền văn hóa cũng như ẩm thực nơi đây ra sao? Hãy cùng Bp-guide tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết có liên quan

Thành phố nào, ở đâu lạnh nhất thế giới?

Chắc nhiều bạn cũng đã biết, Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên thế giới. Vậy bạn có biết đâu mới là thành phố lạnh nhất trên thế giới chưa? Danh hiệu đó thuộc về thành phố Yakutsk của nước Nga. Yakutsk nằm tại vùng đất Siberia.

Đây là một trong những vùng đất lạnh và thưa dân nhất thế giới, đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 336.200 người. Nhiệt độ ở Yakutsk có thể lạnh xuống dưới mức âm 60 độ C. Không những vậy, một số cư dân còn khẳng định đã trải qua những ngày lạnh hơn thế rất nhiều nhưng họ không thể xác định được vì nhiệt kế chỉ có thể xác định đến âm 63 độ C.

Dù Yakutsk được xem là thành phố lạnh nhất nhưng còn có một nơi khác với ít dân cư hơn đó là Oymyakon - một khu định cư của Nga với chỉ khoảng 500 người. Nơi đây từng rơi xuống nhiệt độ băng giá -71,2 độ C vào năm 1924. Yakutsk và Oymyakon cách nhau khoảng 928km, tương đương khoảng 21 giờ lái xe.

Theo giáo sư khí tượng học Alex DeCaria đến từ Đại học Millersville ở Pennsylvania (Mỹ) cho biết, sở dĩ Siberia quá lạnh như vậy là do đây là vùng đất nằm ở vĩ độ cao và là một khối đất rộng lớn. Tại Siberia, tuyết và băng bao phủ cũng đóng một vai trò không nhỏ vì chúng sẽ giúp giữ cho khu vực mát mẻ hơn bằng cách phản xạ lại các bức xạ mặt trời.

Ngoài ra, Yakutsk và Oymyakon còn nằm dưới thung lũng, được bao quanh bởi địa hình cao hơn khác, từ đó tạo nên dạng địa hình gọi là "hồ không khí lạnh". Khi đó, không khí lạnh sẽ bị mắc kẹt ở đáy thung lũng, từ đó tạo nên sự lạnh giá cho nơi đây.

Ở đâu lạnh nhất thế giới, cuộc sống của người dân thế nào?

Với khí hậu khắc nghiệt như vậy, liệu bạn có thắc mắc cuộc sống người dân nơi đây sẽ ra sao không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Cuộc sống ở Yakutsk: Tuy có khí hậu lạnh lẽo nhưng cuộc sống ở đây lại rất đông vui và tấp nập vì các cơ sở hạ tầng như đường xá, phương tiện công cộng, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng… đều có đầy đủ ở đây.

  • Quần áo của người dân Yakutsk: Đa phần đều sẽ phải mặc quần áo kín với nhiều lớp khác nhau để giữ ấm cơ thể. Đồng thời, họ còn thường lựa chọn những đôi bốt truyền thống được làm từ của da tuần lộc và áo khoác lông chồn hoặc cáo.

  • Nước uống và thức ăn: Nước uống thường được lấy từ sông băng, cắt đá từ đó và đợi chúng tan ra thành nước rồi uống. Thực phẩm như thịt cá hay trái cây thường được treo ngoài cửa sổ, do đó ở đây không cần tới tủ lạnh.

  • Kiến trúc: Nhà cửa ở Yakutsk cũng khác với những nơi còn lại trên thế giới. Các tòa nhà lớn thường được lắp các cột trụ lớn để nhằm đối phó với việc nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm biến dạng cấu trúc của tòa nhà.

Ở đâu lạnh nhất thế giới, người dân ở đó ăn thực phẩm gì?

Nguồn icdn.24h.com.vn

Người dân ở Yakutsk thường uống rượu để giữ ấm, đặc biệt là rượu Vodka ăn kèm dưa chuột muối. Tửu lượng của họ cũng rất mạnh khi một người có thể uống cả 1 chai Vodka trong 1 lần. Người dân Yakutsk vẫn đi chơi thường xuyên nhưng cũng phải mặc kín để giữ ấm. Địa điểm thường được người dân lui tới là các khu chợ để mua cá đông lạnh.

Tại Yakutsk cũng có những món ăn đặc sản. Một trong số đó là Stroganina. Đây là đặc sản cá sống của vùng Yakutia nằm ở phía bắc nước Nga. Món ngon làm từ cá sống này chỉ xuất hiện vào mùa đông, bao gồm những miếng thịt dài cắt ra từ các loại cá sông tại vùng Bắc Cực như cá hồi, cá tầm… Cá sau khi được cắt lát mỏng sẽ ăn sống kèm với muối và tiêu bột để gia tăng mùi vị, đôi lúc còn có thêm việt quất đen và xanh.

Món stroganina ngon nhất là khi được làm từ cá bắt còn tươi sống và vẫn trong trạng thái đông lạnh. Theo lời người Yakutia thì món stroganina khi ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm, tươi, và lạnh buốt.

Không chỉ có cá mà rất nhiều loại thịt khác cũng được bày bán tại các khu chợ. Loại thịt chủ yếu là thịt cừu và dê. Nếu người dân ở đây muốn ăn những món rau củ quả hoặc trái cây thì đều phải nhập khẩu với một mức giá rất cao. Ngoài thịt cá ra thì một số rau củ được chế biến đóng băng cũng được bày bán. Vì thực phẩm vào mùa đông rất hạn chế nên nhiều người không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận tiêu thụ chúng.

Du học ở nơi lạnh nhất thế giới, tại sao không?

Nguồn hocbongnga.com

Đại học liên bang Đông Bắc được đặt theo tên của M.K. Ammosov (NEFU) (trước đây là “Đại học Yakutsk Nhà nước MKAmmosov”). Đây là tổ chức giáo dục bậc đại học lớn nhất tại Cộng hòa Sakha (Yakutia). Ngôi trường có cơ sở hạ tầng phát triển của khu liên hợp khoa học và giáo dục, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phát triển lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.

NEFU sở hữu cơ sở kỹ thuật bao gồm 40 tòa nhà giáo dục và các phòng thí nghiệm, nhà nghỉ trượt tuyết và các cơ sở hạ tầng khác. Một trong những điểm nổi bật của ngôi trường này đó là ký túc xá cho sinh viên rất tiện nghi và hiện đại, với tổng diện tích là 88.340 m² và được trang bị đầy đủ cho các nhu cầu thông thường. Không những vậy, thư viện khoa học của NEFU còn xứng đáng là thư viện liên quốc gia.

Ưu và nhược điểm khi bạn du học ở nơi lạnh nhất thế giới

Ưu điểm khi du học tại Nga:

  • Học phí của các trường đại học tại Nga rất hấp dẫn khi so với một nền giáo dục hiện đại và tuyệt vời.

  • Văn hóa đa dạng với hơn 160 nhóm dân tộc và hơn 100 ngôn ngữ khác nhau, có thể tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó mở rộng vốn kiến thức của bản thân.

  • Có nhiều ngành học đa dạng với nhiều trường danh giá. Bạn có thể chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân rất dễ dàng khi ở Nga có đào tạo gần như đầy đủ các chuyên ngành.

  • Hệ thống giáo dục phát triển, được nhiều nơi trên thế giới công nhận. Việc tốt nghiệp từ những trường đại học ở Nga sẽ giúp bạn có được một cơ hội việc làm tốt ở những công ty lớn trên thế giới.

Nhược điểm khi du học tại Nga:

  • Khí hậu tại Nga vô cùng khắc nghiệt khi một số nơi có thể xuống tận âm 60 độ C. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị trước nhiều thứ như áo ấm để khi trải qua thời gian lạnh giá tại đây mà vẫn giữ nguyên được chất lượng cuộc sống tốt.

  • Nếu du học tại Nga và muốn đi sang các nước châu Âu khác thì bạn cần phải xin Visa riêng.

Ngoài Yakutsk còn có ở đâu lạnh nhất thế giới?

Ở đâu lạnh nhất thế giới mà vẫn có người ở? - Verkhoyansk, Nga

Nguồn toplist.vn

Ngoài Yakutsk thì vùng Verkhoyansk cũng là một nơi có khí hậu rất lạnh. Verkhoyansk là một vùng đất nơi hẻo lánh nằm sâu bên trong Siberia và có số dân thưa thớt, chỉ khoảng 1.434 người.

Thị trấn Verkhoyansk hẻo lánh này là một trong tám nơi có khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Về vị trí thì nơi đây chỉ cách cách Bắc Cực khoảng hơn 2.400km. Thậm chí vào mùa xuân, nhiệt độ ở Verkhoyansk vẫn vào khoảng -45 độ C. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là khoảng -48 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận là -66,7 độ C. Người dân ở Verkhoyansk sinh sống bằng việc chăn nuôi gia súc, khai thác thiếc và vàng.

Tuy là rất lạnh nhưng Verkhoyansk lại có khí hậu khô với lượng mưa hoặc tuyết rất ít. Lượng mưa trung bình hằng năm chỉ vào khoảng 180 milimét. Thường thì mùa hè sẽ ẩm ướt hơn so với mùa đông, lượng mưa mùa đông vô cùng ít.

Ở đâu lạnh nhất thế giới mà vẫn có người ở? - International Falls, Minnesota, Hoa Kỳ

Không chỉ ở Nga mà tại Hoa Kỳ cũng có một nơi có khí hậu vô cùng lạnh giá. Nơi đây thường được biết đến với cái tên là "thùng nước đá" của quốc gia bởi vì tiết trời lạnh lẽo quanh năm. Đó là thành phố International Falls thuộc bang Minnesota.

Thành phố International Falls nằm giữa biên giới của Mỹ và Canada. Dân số ở đây có khoảng 6.703 người. Mùa đông ở đây rất dài khi nhiệt độ trung bình cả năm sẽ là âm 3,3 độ C. Vào tháng 1 thì nhiệt độ thường dao động ở con số âm 16 độ C.

Hơn nữa trong 1 năm có khoảng 60 đêm nhiệt độ ở vùng này đạt 0 độ C. Nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận là -48 độ C. Ngoài ra, tuyết cũng rơi rất nhiều nên mỗi năm International Falls nhận một lượng tuyết dày đến 1,6 m.

Ở đâu lạnh nhất thế giới mà vẫn có người ở? - Oymyakon, Nga

Quay lại với nước Nga thì ngoài Yakutsk, Oymyakon cũng là một khu vực quanh năm lạnh giá. Oymyakon là một thị trấn thuộc huyện Oymyakonsky nằm tại cộng hòa Sakha.

Thị trấn Oymyakon từng là nơi sinh sống của khoảng 210.000 người nhưng hiện tại đã giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 472 người. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều người đã chuyển tới sống ở những khu vực ấm áp hơn. Nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận tại nơi đây là âm 71,2 độ C. Do chỉ cách vòng cực Bắc khoảng 350km nên khí hậu ở đây vô cùng lạnh lẽo, đặc biệt là vào mùa đông và cái lạnh hiện diện trong suốt cả năm. Những đường ống nước trong thị trấn thường xuyên bị đóng băng bởi thời tiết lạnh giá, chính vì vậy mà người dân địa phương phải xây dựng nhà tắm và phòng vệ sinh ở ngoài trời.

Đặc biệt hơn, vào những ngày cuối mùa đông của tháng 3, người dân tại đây thường tổ chức lễ hội “cực lạnh”. Các du khách khi đến đây vào thời gian này có thể thưởng thức lễ kỷ niệm vô cùng sôi động với âm nhạc, được tận mắt chứng kiến những điệu nhảy của người bản địa, hay trải nghiệm những hoạt động thú vị khác như đua tuần lộc, câu cá trên băng…

Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Ở đâu lạnh nhất thế giới

Mỗi địa danh, mỗi đất nước đều có những đặc điểm riêng biệt. Khám phá cuộc sống, con người cũng như văn hóa khắp nơi trên thế giới sẽ giúp bạn mở rộng tầm hiểu biết và thế giới quan của bản thân. Hãy dành thời gian để khám phá thật nhiều nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn