- Kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đất sen hồng
- Mách bạn cách lấy imei và check bảo hành Apple cho các thiết bị iPhone, iPad, Macbook, Apple Watch,... bạn đang sử dụng (năm 2023)
- Giải đáp thắc mắc: Tại sao bị chảy máu cam? Mách bạn cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi bị chảy máu cam
Cách nói chuyện bớt nhạt khi nói chuyện trực tiếp
Giao tiếp sao cho thu hút, khiến đối phương chăm chú lắng nghe câu chuyện là cả một nghệ thuật. Nhiều người luôn muốn sở hữu cho mình khả năng nói chuyện trau chuốt, gây ấn tượng nhưng lại bị chê là “nhạt”. Hãy cùng tìm hiểu mẹo để có cách nói chuyện bớt nhạt sau đây nhé:
- Biết cách lắng nghe: Người nói chuyện giỏi là một người biết cách lắng nghe và nắm bắt nội dung chính cũng như điểm đặc biệt của câu chuyện được đối phương kể ra. Lắng nghe và sau đó khéo léo cho thấy sự hứng thú, quan tâm của bạn đối với câu chuyện được kể ra. Tùy vào hoàn cảnh bạn cũng có thể kể thêm những câu chuyện tương tự hoặc có những câu trả lời dí dỏm để khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn.
- Ngôn ngữ cơ thể thu hút: Khi bước chân vào một cuộc hội thoại, đôi khi chỉ nói bằng lời sẽ không thể khiến đối phương hình dung ra câu chuyện của bạn. Những cử chỉ tay chân, cảm xúc trên gương mặt hay cách miêu tả hoạt động bằng toàn bộ cơ thể sẽ giúp thu hút người đối diện hơn bao giờ hết.
- Chơi chữ dí dỏm: Bạn đã bao giờ sử dụng những cách chơi chữ thú vị trong câu chuyện của bản thân chưa nhỉ. “Đầu tiên là tiền đâu”, “Tỉnh bằng trà hay trả bằng tình”, “quen 7 người yêu - thất tình”,... Những câu chơi chữ này chắc bạn từng nghe rồi nhỉ, hãy tích góp thêm nhiều hơn để gây ấn tượng với đối phương nhé.
- Tốc độ nói và trả lời: Tốc độ lời nói cũng quyết định rất nhiều đến chất lượng cuộc nói chuyện của bạn. Khi kể một câu chuyện nhẹ nhàng thì bạn có thể điều chỉnh tốc độ nói chậm rãi, ngược lại với những câu chuyện cần sự gấp gáp thì bạn có thể đẩy tốc độ nói lên. Khi một người ra câu hỏi và cần sự phản ứng ngay lập tức thì bạn cũng có thể nắm bắt điểm này để điều chỉnh tốc độ nói cũng như sự nhạy bén tốt hơn.
- Cách ngắt nghỉ và sử dụng từ ngữ: Trong một cuộc nói chuyện, đôi khi nói quá nhiều cũng không phải là một ý tưởng hay. Hãy có một chút khoảng trầm hoặc trước khi nói một điều quan trọng bạn có thể dừng lại một chút để tăng thêm sự tò mò, hồi hộp của đối phương. Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi hoàn cảnh khác nhau cũng cần khác nhau. Khi ngồi với bạn bẻ, bạn có thể tha hồ nói những từ ngữ bắt trend nhưng hãy thay đổi điều này khi ngồi với những người đứng tuổi hơn hoặc trong một cuộc nói chuyện quan trọng.
- Luôn tự tin: Phong thái khi nói chuyện quyết định rất nhiều đến chất lượng cuộc nói chuyện. Hãy luôn giữ sự tự tin, nụ cười nhẹ trên môi để khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, thích thú với nội dung câu chuyện và có ấn tượng với bạn hơn.
Cách nói chuyện bớt nhạt khi nhắn tin
Khi nói chuyện trực tiếp bạn có thể nhìn thấy vẻ mặt của đối phương cũng như cử chỉ, điệu bộ để có thể phản ứng cho hợp lý. Tuy nhiên, khi nhắn tin, vì cách nhau 1 màn hình nên bạn không thể biết được câu chuyện của bản thân có đang thu hút người đối diện hay không. Đồng thời, nếu không tinh ý, bạn sẽ khiến cuộc trò chuyện trở thành dông dài, lan man. Một vài mẹo dưới đây có thể giúp bạn có cách nói chuyện bớt nhạt khi nhắn tin:
- Bắt đầu với một chủ đề đơn giản: Tại sao bạn cứ phải vắt óc suy nghĩ những chủ đề phức tạp trong khi chìa khóa để có một cuộc nói chuyện thú vị chính là chủ đề đơn giản, ai ai cũng biết. Nếu bạn chọn được một chủ đề mà cả 2 đều biết thì cuộc nói chuyện sẽ còn chất lượng hơn gấp bội. Những chủ đề bạn có thể suy nghĩ đến đó là sở thích ăn uống, du lịch, ca sĩ thần tượng, tình hình học tập, làm việc hiện nay,... Bạn cũng có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách gợi nhớ lại một chủ đề nào đó ví dụ như “hồi còn đi học,...”; “ tao nhớ là….”,....
- Hỏi ý kiến: Những người bạn thường rất thích hỏi ý kiến nhau về việc hôm nay ăn gì, nên mặc đồ gì khi đi chơi, nên nhắn tin trả lời crush như thế nào, nên làm gì với việc xảy ra trên công ty,... Khi bạn đưa ra một câu hỏi và người đối diện đưa ra ý kiến để trả lời thì các bạn sẽ có nhiều thứ để nói hơn và cũng hiểu về nhau nhiều hơn.
- Nói về việc đang làm: Bạn đã từng thử tường thuật lại những việc bản thân đang làm với đối phương thông qua tin nhắn chưa nhỉ. Bạn có thể sử dụng những hình icon, hình ảnh, đoạn video clip để kể cho người kia nghe về việc mà bạn đang làm ví dụ như nấu ăn, dọn nhà, vẽ tranh, đi siêu thị, đi du lịch,... Mọi chủ đề khi được kể theo diễn biến câu chuyện tại thời gian thực sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
- Sử dụng nhiều cách nhắn tin khác nhau: Với thời đại phát triển như hiện nay, nhắn tin không chỉ đơn thuần là gửi những văn bản bằng chữ. Bạn có thể gửi video, ảnh gif, meme, icon, gửi voice chat, gửi địa điểm, đánh dấu vị trí, hình ảnh,... Tại sao lại không áp dụng những điều này trong khi nhắn tin để cuộc nói chuyện sinh động và chân thực hơn nhỉ?
- Cách sử dụng từ ngữ: Tùy thuộc vào đối tượng đang nhắn tin mà bạn có thể lựa chọn từ ngữ cho phù hợp. Nếu là cô bạn cùng lớp thì bạn có thể vô tư sử dụng những từ hot trend, từ viết tắt, từ ẩn ý nhưng hãy thay đổi từ ngữ nếu người đối diện nghiêm túc hơn nhé. Bạn cũng có thể sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài hoặc những từ chơi chữ dí dỏm để tăng thêm cảm xúc cho buổi trò chuyện. Bạn cũng nên tránh gửi những tin nhắn chỉ có một từ như “ừ, ừm, ồ, có, không”. Điều này sẽ khiến người đối diện khó chịu đấy.
Một số kỹ năng cần rèn luyện để có cách nói chuyện bớt nhạt
Để có cách nói chuyện bớt nhạt, bạn không thể chỉ nói chuyện xoay quanh mãi một chủ đề. Cần có sự đổi mới chủ đề và thay đổi cả cách diễn đạt để người đối diện cảm thấy hào hứng hơn. Dưới đây là một số kỹ năng bạn nên rèn luyện:
- Luôn học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới: Khi bạn là một chuyên gia trong việc gì đó ví dụ như nấu ăn, chơi đàn, viết sách, dựng clip, nói ngôn ngữ,... thì bạn sẽ có rất nhiều thứ để kể cho mọi người xung quanh. Thêm vào đó, những kỹ năng này còn là cuốn cẩm nang giúp bạn thu hút và tạo ấn tượng với người đối diện. Bạn có thể học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới thông qua việc học, đọc sách, tham khảo trên internet,...
- Học cách kể chuyện thật tốt: Câu chuyện dù hay đến đâu nhưng người kể không biết cách truyền tải nó tốt thì cũng không thể tạo ấn tượng. Bạn hãy tập kể những câu chuyện ngắn gọn có mở đầu, diễn biến, kết thúc, nhấn mạnh vào những nhân vật chính và phụ. Thêm vào đó, bạn cũng có thể liên tưởng, liên kết, hồi tưởng những sự việc cũ, liên quan đến câu chuyện đang kể để tạo dấu ấn nhiều hơn.
- Có một số câu chuyện "tủ": Hầu hết bạn sẽ thường bị ngại ngùng, không tự tin khi bắt đầu nói chuyện với một người mới. Bí quyết ở đây là hãy thủ sẵn 3 câu chuyện, 1 chuyện mang tính giải trí, 1 chuyện mang tính cung cấp thông tin và một câu chuyện mang mác buồn để có thể dễ dàng chia sẻ với nhiều đối tượng hơn.
- Học cách lắng nghe, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ: Lắng nghe là kỹ năng cần thiết nhất trong mỗi cuộc trò chuyện. Sau khi lắng nghe, cách để lại ấn tượng cho đối phương tốt nhất chính là thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Nếu là một câu chuyện vui thì dĩ nhiên sẽ là sự chia vui, chúc mừng, học hỏi kinh nghiệm. Còn đối với câu chuyện buồn thì đừng quên cảm xúc đồng cảm, sẻ chia và một vài lời khuyên hữu ích dành cho đối phương nhé.
- Tận dụng sự đặc biệt của bản thân: Liệu bạn có điều gì đặc biệt không nhỉ? Ai cũng sẽ có một điều gì đó đặc biệt của riêng bản thân mình. Ví dụ cô nàng hát không được hay nhưng lại hay hát, anh chàng chơi bóng rổ siêu giỏi dù chỉ cao 1m6,... Cách hay nhất là bạn có thể đưa những điều này thành chủ đề trong những cuộc nói chuyện của mình. Hoặc nếu bạn có những khả năng khác như hát, nói tiếng Thái, làm thơ con cóc thì đừng ngại ngần gì mà không áp dụng ngay vào cuộc nói chuyện nhé.
5 cuốn sách giúp bạn có cách nói chuyện bớt nhạt hơn
Nghệ thuật nói chuyện
Cuốn sách đầu tiên giúp bạn có cách nói chuyện bớt nhạt hơn chính là Nghệ thuật nói chuyện. Đây là cuốn sách tâm lý kỹ năng luôn nằm trong danh sách bán chạy của nhà sách Fahasa.
Nội dung chính của cuốn sách giúp người đọc biết được những giải pháp bắt đầu, duy trì và phát triển câu chuyện. Nội dung ngắn gọn, súc tích sẽ giúp bạn tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn. Đồng thời cuốn sách này còn giúp người đọc trở nên tự tin, biết kiểm soát hành động, hành vi của bản thân trong những cuộc nói chuyện.
Nghệ thuật nói chuyện đang được bán tại Fahasa với giá 83.000 VND (giá gốc 90.000 VND). Nhấn vào đây để đặt mua ngay nhé.
Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ
Đúng như cái tên Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, cuốn sách này chính là cuốn “bí kíp” giúp bạn thu phục lòng người.
Với cuốn sách này, bạn sẽ biết được cách nói chuyện thu hút, tạo ấn tượng trong nhiều trường hợp khác nhau như nói trực tiếp, thuyết trình, đàm phán, tranh luận,... Mỗi trường hợp khác nhau lại có những điểm cần nhớ như cách dùng từ ngữ, tốc độ nói, độ lớn của âm,... Áp dụng toàn bộ những điều này sẽ giúp bạn khéo ăn nói hơn đấy.
Nếu muốn cải thiện kỹ năng nói của bản thân thì hãy tậu ngay em này bằng cách nhấn vào đây để mua với giá 85.000 VND tại Tiki.
Nghệ thuật giao tiếp để thành công
Nghệ thuật giao tiếp để thành công được viết ra dành cho mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng hay những bậc lãnh đạo cấp cao.
Những người thành công ngoài kỹ năng, trí tuệ hơn người thì họ còn sở hữu một khả năng vô giá khác chính là khả năng giao tiếp, khéo léo trong ứng xử với mọi người, với mọi mối quan hệ. Cuốn sách này sẽ đem đến cho bạn 92 thủ thuật giao tiếp đơn giản, dễ áp dụng mà lại vô cùng hiệu quả.
Hãy đọc thử và áp dụng ngay những bí quyết giao tiếp có trong Nghệ thuật giao tiếp để thành công bằng cách nhấn vào đây. Tiki hiện đang cung cấp cuốn sách này với giá khuyến mãi chỉ còn 115.000 VND (giá gốc 169.000 VND).
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là cuốn sách gối đầu giường của bất cứ ai muốn cuộc trò chuyện trở nên chất lượng hơn. Lắng nghe sao cho thể hiện được sự chú tâm của bản thân. Lắng nghe sao cho có thể nắm bắt và xử lý cuộc nói chuyện đó hiệu quả nhất chính là những điều mà cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn.
Việc lắng nghe thông tin sẽ khác hẳn với việc tiếp nhận thông tin một cách đơn thuẩn. Lắng nghe câu chuyện, chia sẻ, đồng cảm, đưa được cho người đối diện lời khuyên cũng là một điều vô cùng khó khăn và cần rèn luyện. Những bí quyết lắng nghe trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có cuộc nói chuyện vui vẻ, xây dựng mối quan hệ với đối phương tốt hơn.
Nhấn vào đây để đặt mua cuốn sách bổ ích này tại Wikibook với giá 63.000 VND (giá gốc 79.000 VND).
Từ điển tiếng Em - Cuốn sách giúp bạn nói chuyện hài hước hơn
Cuốn sách cuối cùng để bạn có cách nói chuyện bớt nhạt, dí dỏm, hài hước hơn chính là Từ điển tiếng “Em”. Được nhại theo cách đặt tên của từ điển tiếng Anh, cuốn sách nhỏ xinh này sẽ đem đến cho bạn những định nghĩa mới về thế giới.
Bạn có thể bắt gặp những định nghĩa về từ ngữ vô cùng thú vị trong cuốn sách này. Ví dụ như “Cô đơn không phải là không có ai bên cạnh mà là người mình muốn thì lại không ở bên” hay “Sống lỗi là hành động của những đứa bạn có người yêu là bỏ bê bạn bè”, còn nhiều định nghĩa hài hước hơn rất nhiều.
Mua ngay một cuốn Từ điển tiếng “Em” này về để có thể áp dụng một vài từ ngữ hay ho trong khi nói chuyện thôi nào. Cuốn sách hiện đang được Newshop phân phối với giá 58.650 VND (giá gốc 69.000 VND). Nhấn vào đây để sở hữu ngay nhé.
Giá trị của lời nói
Bạn đã từng nghe kể về những câu chuyện chốt deal hay ký hợp đồng vô cùng quan trọng với giá hời chỉ nhờ vào tài đàm phán và nói chuyện chưa nhỉ. Bạn đã từng cảm thấy xúc động khi nghe ai đó diễn thuyết hay cảm thấy khâm phục khi xem cuộc tranh luận của 2 đối thủ trong cuộc thi hùng biện chưa? Lời nói là thứ có thể thay đổi và làm tất cả nên hãy rèn luyện để bản thân có một khả năng ăn nói tuyệt vời nhé!