Giải đáp thắc mắc: Tại sao bị chảy máu cam? Mách bạn cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi bị chảy máu cam

Giải đáp thắc mắc: Tại sao bị chảy máu cam? Mách bạn cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi bị chảy máu cam

Bạn đã bao giờ bị chảy máu cam? Chảy máu cam không phải là tình huống hiếm gặp trong cuộc sống nhưng bạn có biết tại sao lại bị chảy máu cam không? Bài viết dưới đây của Bp-guide sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân chảy máu cam, cách phòng tránh và xử lý khi bị chảy máu cam. Cùng theo dõi ngay nhé!

Bài viết có liên quan

Tại sao bị chảy máu cam? Hiện tượng chảy máu cam là như thế nào?

Nguồn cdn.tgdd.vn

Chảy máu cam là một tình trạng máu chảy ra từ một hoặc cả hai bên lỗ mũi. Thông thường thì các trường hợp chảy máu cam chỉ xuất hiện ở một bên mũi và hiếm khi xuất hiện ở cả hai bên. Tình trạng này không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Chảy máu cam là một triệu chứng khá phổ biến và hầu như ai cũng từng bị ít nhất một lần trong đời, thông thường hay xảy ra nhất là đối với trẻ em. Khi xảy ra tình trạng này bạn không cần quá lo lắng mà có thể xử lý ngay tại chỗ. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý nếu như không được xử lý kịp thời cũng như đúng cách thì có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sau. Chuẩn đoán các vị trí xảy ra chảy máu cam bao gồm:

  • Chảy máu mũi trước: Đây là tình trạng chảy máu ở phía trước mũi, chiếm đến 90% các trường hợp chảy máu cam. Máu sẽ chảy ra từ vách ngăn ở 2 lỗ mũi, khu vực này có chứa hệ thống mạch máu khá dày đặc và dễ vỡ. Do đó, khi bị các tác động hay chấn thương thì máu sẽ chảy ra từ đây, lượng máu có thể chảy ít nhưng sẽ kéo dài và thường chảy ở một bên mũi. Khi được sơ cứu kịp thời thì máu sẽ ngừng chảy.

  • Chảy máu mũi sau: Đây là tình trạng chảy máu từ các phần bên trong và sâu của mũi. Trường hợp này chỉ chiếm 10% trong các trường hợp chảy máu cam xảy ra. Thông thường thì tình trạng này sẽ xảy ra ở những người lớn tuổi, người bị cao huyết áp hay bị chấn thương ở vùng mặt, mũi,... Khi chảy máu mũi sau thì máu sẽ chảy ra ở cả 2 bên mũi và lượng máu chảy có thể nhiều và chảy ngược về cổ họng.

Nguyên nhân chảy máu cam, tại sao lại bị chảy máu cam?

Nguồn www.vinmec.com

Chảy máu cam xuất hiện là do các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ và thông thường không thể xác định được các nguyên nhân rõ ràng. Chảy máu cam có thể là do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Các nguyên nhân thường gặp: Do khí hậu khô hoặc không khí khô, nóng và khiến cho mạch máu trở nên nhạy cảm và dễ bị vỡ; do ngoáy mũi và làm tổn thương thành mũi bên trong; do các chất kích thích hóa học như amoniac; do sử dụng cocain hay aspirin; do dị ứng hay nhiễm trùng ở mũi, họng; do chấn thương ở mũi gây ra; do dị vật nhét vào mũi gây tổn thương;...

  • Các nguyên nhân hiếm gặp hơn:
    +Một số trường hợp sử dụng đồ uống có cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam.
    +Rối loạn chảy máu cũng có thể gây chảy máu cam, tuy nhiên khá hiếm gặp. Nếu như tình trạng chảy máu cam không dừng lại thì bạn phải đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra.
    +Có khối u trong mũi hoặc xoang cũng là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng chảy máu cam. Có thể các khối u này u lành tính chứ không phải u ác. Tuy nhiên tình trạng này chỉ có khoảng 2000 trường hợp được chuẩn đoán mỗi năm.
    +Do gen di chuyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dễ chảy máu cam. Tình trạng này có tên là di truyền xuất huyết telangiectasia ảnh hưởng đến các mạch máu. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là máu cam chảy lặp đi lặp lại và ngày càng nặng dần theo thời gian.

Chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của những bệnh gì?

Chảy máu cam là một tình trạng không hiếm gặp, đôi khi do thời tiết nắng nóng hay là do một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chảy máu cam thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như:

  • Các bệnh về đường hô hấp: Khô mũi hay viêm mũi có thể khiến cho các mao mạch bị tổn thương và nứt vỡ gây ra tình trạng chảy máu. Đặc biệt khi bị viêm mũi, hắt xì nhiều ngày có thể khiến cho mũi chị chảy máu cam một cách thường xuyên hơn.

  • Bị cao huyết áp: Mặc dù chảy máu cam không phải là nguyên nhân gây ra cao huyết áp nhưng những người bị cao huyết áp thường rất hay bị chảy máu cam. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do huyết áp trong cơ thể tăng cao đột biến và làm vỡ các mạch máu ở mũi và máu chảy ra.

  • Người bị các bệnh lý về máu: Một số bệnh lý như rối loạn chức năng đông máu, rồi loạn tiểu cầu,... cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu cam một cách thường xuyên.

  • Khối u, u xơ lành tính: Một số trường hợp chảy máu cam thường xuyên có thể là do các khối u xơ lành tính ở phía trong vòm họng hay mũi gây ra. Khối u có thể lớn và chèn vào dây thần kinh khiến cho mạch máu bị tổn thương và gây ra hiện tượng chảy máu.

  • Ung thư vòm họng: Chảy máu cam một cách thường xuyên và mỗi lần chảy nhiều cũng là một dấu hiệu để cảnh báo bệnh lý ung thu vòm họng. Bên cạnh đó có thể kèm theo triệu chứng lở loét và viêm nhiễm ở phần vòm họng. Khi gặp phải các triệu chứng này bạn cần phải ngày lập tức đén bệnh viện để được thăm khám, chuẩn đoán và chữa trị.

Cách điều trị chảy máu cam và những lưu ý khi xử lý chảy máu cam tại nhà

Xử lý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng, bạn có thể xử lý tại chỗ bằng cách như sau:

Đầu tiên cần để cho cơ thể ngồi thẳng đứng dậy, đầu không nghiêng về sau vì có thể khiến cho máu chảy về khí quản là gây ra hiện tượng sặc. Đối với các trường hợp trẻ bị chảy máu cam hãy hướng dẫn cho trẻ một cách từ từ. Khi xảy ra chảy máu cam, các bé thường đưa tay lên dụi mũi, điều này sẽ khiến cho người lớn khó phân biệt được máu chảy ra từ mũi nào. Sau khi lau sạch mũi cho bé, bạn hãy đặt đầu bé hơi cúi về phía trước để máu có thể chảy ra, đồng thời với tư thế như thế này thì máu cam sẽ không chảy ngược về sau hay gây ra hiện tượng nôn ói.

Sau khi thực hiện xong các bước trên bạn hãy dùng ngón tay cái cùng với ngón trỏ để kẹp chặt cả 2 lỗ mũi từ 10-15 phút và hô hấp thông qua miệng. Điều này sẽ khiến cho áp lực tự động tác động lên điểm chảy máu và làm cho máu ngừng chảy. Đối với người bị chảy máu cam là trẻ em thì bạn hãy lấy ngón tay của mình và đè lên cánh mũi của trẻ, hơi ngửa đầu lên là giữ trong vòng 5-10 phút để cho máu không chảy ra nữa.

Những lưu ý khi xử lý chảy máu cam

Nguồn bacsiluan.vn

Khi xử lý chảy máu cam, bạn cần phải lưu ý một số nội dung dưới đây trong quá trình xử lý:

    Những điều nên làm khi bị chảy máu cam:

  • Giữ bình tĩnh, tránh tình trạng hoảng loạn, các trường hợp chảy máu cam đều không quá nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ, hãy giữ bình tĩnh, cố gắng thư giãn và tìm cách xử lý.
  • Hãy giữ chặt ở phía bên mũi chảy máu với tư thế đầu hơi cúi về phía trước. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc lạnh ở ngoài phần mũi đang bị chảy máu nhằm làm hạ thấp nhiệt độ của cơ thể để giảm lượng máu lưu thông.

  • Những điều không nên làm khi bị chảy máu cam:

  • Không ngửa đầu ra phía sau khi chảy máu cam: Điều này sẽ khiến cho máu chảy ngược về miệng và cổ họng có thể gây ra hiện tượng buồn nôn, không những thế có thể làm cho máu không thể đông được.

  • Không nên nhét bông, gạc vào mũi khi bị chảy máu cam, có thể các vật liệu này không đảm bảo vô khuẩn và có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

  • Không dùng tay bịt lỗ mũi để làm cho máu ngừng chảy, điều này không những không thể khiến cho máu hết chảy mà còn có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn và có nguy cơ chảy ngược vào cuống họng.

  • Không quá lạm dụng nước muối sinh lý, việc nhỏ nước muối vào niêm mạc mũi sẽ không phải là một giải pháp lâu dài, nó chỉ có tác dụng tức thời trong việc làm ẩm, về sau sẽ có thể khiến cho mũi khô hơn.

Tại sao bị chảy máu cam? Biện pháp nào để phòng ngừa chảy máu cam

Phòng ngừa chảy máu cam bằng những thói quen hàng ngày

Nguồn assets.myy.org

Để phòng ngừa việc chảy máu cam bạn cần phải lưu ý đến những thói quen hằng ngày như sau:

  • Giảm stress: Căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam, bạn có thể tập yoga hay thiền thường xuyên để xóa tan stress. Yoga đã được các nhà khoa học chứng minh là một liệu pháp điều trị cao huyết áp và giảm stress hiệu quả.

  • Rèn luyện các thói quen tốt: Bạn có thể xây dựng các thói quen tốt hằng ngày để có thể giảm căng thẳng, làm cho đời sống nội tâm của mình trở nên cân bằng hơn bằng các cách như là uống nhiều nước mỗi ngày, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, giảm tiêu thụ caffeine, tự trang bị máy tạo ẩm trong nhà hay trong phòng ngủ và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, thường xuyên đi dạo để gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể,...

Phòng ngừa chảy máu cam bằng thực phẩm

Nguồn bloomaxx.com

Bên cạnh việc xây dựng các thói quen tốt để phòng ngừa chảy máu cam thì việc thay đổi thói quen uống cho lành mạnh cũng là một cách phòng ngừa tốt.

  • Hãy bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng chảy máu cam đó chính là việc thiếu hụt vitamin C. Do đó, để có thể phòng ngừa được tình trạng này bạn hãy bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể bằng các thực phẩm hay các loại trái cây như cam quýt, chanh, bưởi, ổi, dâu tây,...

  • Bổ sung vitamin K: Bên cạnh vitamin C thì vitamin K cũng khá quan trọng, đây là loại vitamin có vai trò trong việc giúp ổn định quá trình đông máu. Bạn có thể ăn các loại rau xanh chứa nhiều vitamin K như: súp lơ, cải bó xôi, măng tây, bắp cải,...

  • Bổ sung kali: Kali là một nguyên tố khoáng vi lượng có vai trò tỏng việc điều chỉnh lưu thông khí huyết. Khi bị thiếu kali máu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể gặp phải các nguy cơ bị mất nước, khiến cho mao mạch ở mũi bị khô rát và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Bạn có thể bổ sung kali cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như: quả bơ, chuối, rau xanh, cà chua, cà rốt, sữa chua, cá, nghêu,...

  • Bổ sung sắt:Thiếu sắt cũng là một trong các nguyên nhân gây ra chảy máu cam và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, để bổ sung sắt cho cơ thể bạn có thể ăn nhiều các loại thực phẩm giàu sắt như các loại hải sản, thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc,...

Cách phòng ngừa, hỗ trợ giảm chảy máu cam bằng cách bổ sung vitamin và các bài thuốc dược liệu

Ngoài ra, các bạn cũng có thể phòng ngừa việc chảy máu cam bằng cách bổ sung vitamin thông qua các loại thuốc và dược liệu, dưới đây là một số loại dược liệu và thực phẩm bổ sung bạn có thể tham khảo qua:

Trà cỏ mực: Là một sản phẩm với thành phần 100% là và thân non của cây cỏ mực. Loại trà này có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị can thận hư, các chứng huyết nhiệt, ho ra máu cũng như là chảy máu cam. Cách dùng trà cỏ mực cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần hãm 12g trà với 1 lít nước sôi và dùng để uống trong ngày, sử dụng cho đến khi đạt được hiệu quả. Bạn có thể mua trà cỏ mực trên trang herbeco.vn với giá 55.000 VND bằng cách nhấn vào đây.

Nguồn thuocsiropqa.vn

Cốm chỉ huyết PQA: Đây là một sản phẩm giúp tăng tính bền thành mạch, thanh nhiệt lưỡng huyết. Được sử dụng trong các trường hợp trẻ em hay người lớn bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,... Sản phẩm không chứa đường kính, có thể sử dụng cho người tiểu đường. Bạn có thể mua sản phẩm này với giá 183.000 VND trên trang thuocsiropqa.vn bằng cách nhấn vào đây.

Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Chăm sóc cơ thể mỗi ngày

Thông thường, những triệu chứng bệnh nhẹ thường khiến chúng ta chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Điều này sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe mà sẽ tích tụ lại và ảnh hưởng về sau. Chính vì vậy, hãy luôn để ý đến sức khỏe của bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất. Và đừng quên theo dõi những bài viết của Bp-guide để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé!