Tại sao lại bị nấc? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nấc cụt hiệu quả

Tại sao lại bị nấc? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nấc cụt hiệu quả

Nấc là hiện tượng xuất hiện ở hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu bạn không thể tự tin trả lời các câu hỏi như "nấc là gì", "nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này" hay "nấc có nguy hại không?", thì chắc chắn chúng ta đều không hiểu rõ về hiện tượng sinh lý này rồi. Vậy thì mời bạn hãy cùng theo chân Bp-guide đi khám phá về hiện tượng nấc (hay còn gọi là nấc cụt) và cách phòng tránh nó hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!

Bài viết có liên quan

Nấc cụt là gì? Tại sao lại bị nấc cụt?

Nguồn vinmec.com

Nấc cụt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, tình trạng này xảy ra khi phần cơ hoành bị kích thích. Thông thường thì một cơn nấc cụt bình thường chỉ kéo dài từ vài phút cho tới vài giờ và không kéo dài quá một ngày. Cường độ nấc cụt của mỗi người là không giống nhau, và thường thì sẽ có tần số từ 2 đến 60 lần cho mỗi phút.

Các cơn nấc cụt thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị cũng như không cần phải điều trị vì nó sẽ tự động hết. Tuy nhiên, vì sự khó chịu do các cơn nấc gây ra mà người bị thường muốn nhanh chóng hết. Một số cách dân gian thường được sử dụng để trị cơn nấc như: uống nước theo từng ngụm nhỏ, đánh lạc hướng người bị nấc nụt, làm giật mình,... Các nguyên nhân có thể gây ra nấc cụt được liệt kê dưới đây:

  • Do ăn quá nhiều: Việc dạ dày bị giãn ra sau khi ăn uống no say có thể gây ra các cơn nấc ngắn và thông thường thì điều này sẽ không kéo dài quá 48 giờ. Các loại đồ uống có chứa khí gas hay chứa cồn cũng có thể làm cho cơ dạ dày căng và gây ra các cơn nấc.

  • Do ăn quá nhanh: Việc ăn quá nhanh sẽ khiến cho thức ăn nuốt không trôi, từ đó làm thanh quản bị đóng kín và đó là lý do gây ra tình trạng nấc.

  • Dây thần kinh bị kích thích: Dây thần kinh hoành vị sẽ chi phối đến sự co thắt của cơ hoành, do vậy khi bị kích thích, chúng có thể tạo ra những cơn nấc kéo dài hơn 48 giờ đồng hồ. Có một số nguyên nhân khiến cho cơ hoành bị kích thích đó là: đau họng, khối u ở vùng cổ,...

  • Do bị căng thẳng: Việc lo lắng, căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến xuất hiện các cơn nấc cụt ngắn. Mặc dù các nhà khoa học chưa thể tìm được sự liên kết giữa các cơn nấc cụt với sự căng thẳng nhưng tình trạng này rất thường xuyên xảy ra.

  • Mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý về rối loại trao đổi chất như là đái tháo đường, suy thận,.... cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các cơn nấc cụt kéo dài. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc như barbiturates, steroid,... cũng làm xuất hiện các cơn nấc.

  • Sự thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt.

  • Hậu phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật dạ dày tá tràng hay phẫu thuật gan mật,... tình trạng nấc cụt cũng có thể xuất hiện. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do dạ dày bị giãn ra sau khi phẫu thuật hay gây tê, đặt nội khí quản và kích thích vùng hậu họng khiến cho các cơn nấc hình thành.

Nấc cụt bao lâu là bình thường?

Nguồn alobacsi.com

Nấc cụt xảy ra là do các cơn co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành gây ra. Nguyên nhân là do khi hít vào bị ngưng đột ngột và thanh môn bị đóng kín bất ngờ. Thường thì tình trạng nấc cụt chỉ xảy ra trong vòng vài phút, đôi khi có thể kéo dài trong vài giờ và thậm chí là vài ngày và cả vài năm.

Nấc cụt tạm thời thì thường chỉ kéo dài trong vài phút cho đến ít hơn 24 giờ đồng hồ. Các trường hợp nấc cụt tạm thời thường không có tác nhân rõ ràng gây ra. Đây là một tình trạng khá bình thường và sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của người bị và sẽ tự hết một cách bình thường nhất. Một số nguyên nhân gây ra nấc cụt tạm thời có thể kể đến như: uống rượu, hút thuốc lá, ăn uống quá nhanh hoặc ăn đồ quá cay, uống nhiều thức uống có ga, thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, sự căng thẳng, ảnh hưởng của cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi,...

Nấc cụt có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Tại sao lại bị nấc cụt kéo dài?

Nguồn timviec365.vn

Thông thường thì các trường hợp nấc cụt tạm thời không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị, các cơn nấc cụt chỉ kéo dài trong vài phút hay vài giờ và không kéo dài quá một ngày. Chúng sẽ tự hết ngay sau đó và không hề gây bất kỳ tác động gì tới sức khỏe của người bị nấc. Tuy nhiên, khi các cơn nấc cụt kéo dài quá lâu có thể là do sự tổn thưởng của dây thần kinh cơ hoành. Tình trạng này xảy ra có thể là do đau họng, xuất hiện các khối u ở cổ họng,... Một số trường hợp nấc cụt kéo dài có thể là do rối loạn hệ thần kinh trung ương do các tình trạng như: viêm màng não, suy thận, tiểu đường,...

Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng nấc cụt kéo dài như: sử dụng thuốc an thần, thuốc steroid,... Các trường hợp bị nấc cụt kéo dài quá 48 tiếng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ của bạn thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Nấc cụt kéo dài đi kèm cùng một số triệu chứng có thể là tình trạng đang mắc phải các bệnh như: viêm ruột hoặc viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, suy thận, ung thư phổi,...

Mẹo giúp bạn điều trị nấc hiệu quả sau khi tìm hiểu tại sao lại bị nấc

Nấc nhẹ

Nguồn medlatec.vn

Nếu như bạn cảm thấy khó chịu vì các cơn nấc cụt đến một cách bất chợt và để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Sử dụng đường: Đây là một mẹo dân gian thường được ông cha ta sử dụng khi bị nấc cụt, hãy nuốt 1 thìa cà phê đường. Vị ngọt của đường khi nuốt vào miệng sẽ khiến cho niêm mạc ở họng được kích thích, khiến cho cơ thể sinh ra các phản xạ và cơ hoành sẽ không còn co thắt nữa, khiến cho tình trạng nấc cụt biến mất.

  • Sử dụng túi giấy: Hãy lấy một chiếc túi giấy sạch và tiến hành túm chặt phần đầu của túi quanh miệng, rồi hãy từ từ hít thở thật sâu và chậm rãi. Quá trình này sẽ khiến cho lượng CO2 trong máu gia tăng và làm cho cơ hoành bị áp lực, buộc phải co bóp mạnh và kéo dài để lấy oxy cho phổi, từ đó có thể làm hết các cơn nấc.

  • Uống nước: Đây là một cách chữa nấc cụt hiệu quả và phổ biến nhất, tuy nhiên không phải ai cũng làm đúng cách. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần ngậm một ngụm nước trong miệng và sau đó hãy cúi người xuống và nuốt ngụm nước vào trong cổ họng theo chiều từ dưới lên trên, thực hiện nhiều lần liên tục để có thể ngăn chặn các cơn nấc.

  • Hít thở sâu: Đây cũng là một cách vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Cách này bạn chỉ đơn giản là hít thở thật sâu và giữ hơi càng lâu càng tốt. Việc hít thở sâu như vậy sẽ khiến cho cơ hoành căng ra và khi hết bị co, trở lại lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tiêu biến.

  • Lè lưỡi hết cỡ: Việc lè lưỡi sẽ làm cho các dây thần kinh phế vị được kích thích, điều này sẽ làm cho các dây thần kinh âm thanh được giãn nở ra và làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành gây ra tình trạng nấc cụt. Để thực hiện bạn hãy giữ cho lưỡi lè ra hết cỡ trong khoảng 5 giây và lặp đi lặp lại từ 5 - 6 lần đến khi cơn nấc biến mất.

  • Sử dụng đá: Đá lạnh cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn các cơn nấc một cách hiệu quả. Bạn có thể cho một cục đá lạnh vào trong miệng của mình để ngậm hoặc chà đá nhẹ nhàng lên trên mặt. Đá lạnh có tác dụng trong việc làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích và có thể làm cho các cơn nấc cụt hết nhanh hơn so với bình thường.

  • Bịt cả 2 tai: Một cách nữa bạn có thể thực hiện đó chính là bịt kín 2 tai của mình để ngăn cản tình trạng nấc cụt. Lấy 2 ngón tay bịt vào 2 bên tai, thực hiện một cách nhẹ nhàng, các nhánh của dây thần kinh phế vị sẽ được mở rộng, khi đó chúng được kích thích bởi các ngón tay và có thể khiến cho tình trạng nấc cụt biến mất một cách nhanh chóng.

Nấc kéo dài

Nguồn hellobacsi.com

Tình trạng nấc cụt kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể là do tổn thương cơ hoành do các tác động khác nhau như đau họng, xuất hiện các khối u ở ở cổ họng,... Mặc dù chưa được chứng minh bởi khoa học cho các phương pháp chữa nấc cụt kéo dài đem lại hiệu quả cao nhưng bạn vẫn có thể thử các cách dưới đây:

  • Nín thở và nuốt nước bọt 3 lần, thực hiện theo chu kỳ nếu như bạn thấy hiệu quả.
  • Hãy hít thở vào một chiếc túi giấy, dùng một chiếc túi giấy sạch và bịt chặt quanh mũi và miệng để hít thở.
  • Nuốt một muỗng cà phê đường.
  • Trong vòng 5 giây bạn hãy cố gắng lè lưỡi hết cỡ.
  • Thử với các loại trái cây chua như chanh, tắc,.. hoặc nếm một ít dấm.

Bên cạnh các cách làm để có thể chữa nấc cụt thì cũng có một số điều bạn không nên làm khi đang bị nấc cụt kéo dài, cụ thể:

  • Không nên uống rượu bia, các chất có cồn, các loại nước chứa nhiều gas như Coca, Pepsi, các loại nước ngọt có gas,...
  • Không nên ăn đồ ăn quá cay, quá nóng hoặc không ăn đồ ăn lạnh sau khi vừa ăn một món nóng.
  • Không nên ăn uống một cách quá nhanh, hãy ăn từ tốn, chậm rãi.

Nếu như đã thử mọi cách mà tình trạng nấc cụt vẫn kéo dài thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chuẩn đoán bệnh và chữa trị một cách kịp thời.

Mách bạn cách phòng tránh nấc cụt cho người lớn và trẻ nhỏ sau khi tìm hiểu tại sao lại bị nấc

Mặc dù các cơn nấc cụt có thể đến một cách vô cùng bất ngờ, tuy nhiên vẫn có một số cách để phòng tránh chúng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nhé!

    Đối với trẻ nhỏ:

  • Việc giữ ấm cho trẻ một cách không hợp lý có thể khiến cho trẻ gặp phải tình trạng trào ngược khí và gây ra tình trạng nấc cụt. Các bậc phụ huynh cần phải lưu ý giữ ấm kỹ vùng cổ và ngực cho bé ngay sau khi tắm hay trong những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông.

  • Ăn uống hợp lý, đúng cách sẽ có thể giúp cho trẻ hạn chế được việc gặp phải tình trạng nấc cụt. Chính vì thế mà các bà mẹ hãy cần chú ý: không nên để cho trẻ quá đói rồi mới tiến hành cho bú, không cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, cho trẻ bú sữa đúng tư thế, không nên quá vội vàng, nhanh chóng khi cho trẻ bú. Các mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi giữa các cữ bú, quá trình này có thể vuốt lưng nhẹ nhàng cho bé để có thể tiêu hóa sữa nhanh hơn.

  • Hạn chế nấc cụt đối với người trưởng thành:

  • Không nên ăn vội vàng, ăn uống một cách quá nhanh hoặc quá no, điều này có thể khiến cho cơn nấc cụt có thể dễ dàng xảy ra.

  • Khi bị nấc thì bạn hãy dừng ngay việc ăn các đồ cay nóng, không uống thức uống có cồn, có chứa nhiều gas như rượu bia, nước ngọt có gas,...
Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Cùng Bp-guide đi tìm hiểu về cơ thể con người

Có những hiện tượng sinh lý chúng ta luôn mặc định nó là đương nhiên và chưa từng thắc mắc rằng "tại sao lại thế?". Tuy nhiên trên thực tế, cơ thể chúng ta có những cơ chế hoạt động rất thông minh và chẳng điều gì là ngẫu nhiên cả. Vậy nên, mời bạn hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Bp-guide để chúng mình có thêm động lực tìm hiểu thật nhiều những điều bí mật trên cơ thể chúng ta nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn