Giải đáp thắc mắc: huyết áp là gì? Mách bạn cách phòng ngừa các bệnh huyết áp đơn giản, hiệu quả (năm 2022)

Giải đáp thắc mắc: huyết áp là gì? Mách bạn cách phòng ngừa các bệnh huyết áp đơn giản, hiệu quả (năm 2022)

Huyết áp là một chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của mọi người. Hiểu được huyết áp là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe tốt hơn. Bài viết dưới đây của chúng tôi không chỉ giải đáp những thắc mắc liên quan đến huyết áp mà còn cung cấp những kiến thức bổ ích giúp kiểm soát huyết áp và những sản phẩm giúp duy trì sức khỏe của bạn. Hãy cùng đón đọc nhé!

Bài viết có liên quan

Huyết áp là gì?

Nguồn cdn.tgdd.vn

Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch để có thể đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô và tế bào trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản dòng máu của thành động mạch. Đối với sinh lý của người bình thường thì huyết áp vào ban ngày thường sẽ cao hơn ban đêm. Huyết áp thường có xu hướng hạ xuống thấp nhất là vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng vào thời gian mà con người ngủ say nhất và sẽ tăng cao nhất vào khung thời gian khoảng 8 – 10 giờ sáng.

Về việc tăng giảm huyết áp thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Khi ở trong môi trường có nhiệt độ lạnh hoặc khi sử dụng một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn nhiều muối... có thể làm tăng huyết áp. Còn nếu bạn ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, khi tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch... thì có thể dẫn đến việc hạ huyết áp. Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg) và được xác định bằng hai chỉ số để thể hiện huyết áp tâm thu là huyết áp lúc tim co và huyết áp tâm trương, tức huyết áp lúc tim giãn. Hai con số này thường được viết dưới dạng một tỷ số.

Huyết áp cao hay huyết áp thấp là gì?

Theo phân độ tăng huyết áp từ nhiều tổ chức y khoa uy tín trên thế giời, thì huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Có thể hiểu, khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg sẽ được coi là là huyết áp tối ưu. Tuy vậy thì theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Còn nếu huyết áp bình thường thì được xác định khi một người có huyết áp tâm thu bé hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương bé hơn 85mmHg.

Vậy khi nào là huyết áp cao và khi nào là huyết áp thấp? Theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu thì tăng huyết áp được xác định là khi một người có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc có huyết áp tâm trương là từ 90 mmHg trở lên. Còn theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) (thường gọi tắt là ACC/AHA) thì tăng huyết áp là khi một người có huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên và/hoặc có huyết áp tâm trương là từ 80 mmHg trở lên. Ngoài tăng huyết áp thì hạ huyết áp (hay huyết áp thấp) cũng là một tình trạng rất quan trọng. Huyết áp thấp được chẩn đoán khi một người có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp là gì?

Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến huyết áp là gì?

Nguồn avt.edu.vn

Huyết áp là một chỉ số rất dễ biến thiên từ đó dẫn đến nhiều tình trạng sinh lý và bệnh lý trong cơ thể con người. Và có nhiếu yếu tố sẽ ảnh hưởng đến huyết áp của chúng ta. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố bên trong nhé!

  • Nhịp tim và lực co tim: Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm của tim và sức cản của thành mạch. Lực bơm của tim sẽ tính bằng thể tích máu bơm trong một lần đập nhân với số nhịp tim. Từ đó suy ra, nếu tim đập nhanh, mạnh làm tăng huyết áp. Tim đập chậm thì lực co tim giảm từ đó dẫn đến huyết áp giảm.

  • Sức cản của mạch máu: Lòng mạch máu nếu hẹp lại, có thể do nhiều nguyên nhân như co giãn sinh lý hoặc bệnh lý như hình thành máu bị xơ vữa, có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, tuổi già, thành mạch kém đàn hồi cũng gây bệnh cao huyết áp.

  • Khối lượng máu: Khi mất máu thì khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Ngược lại, thường xuyên ăn mặn làm áp suất thẩm thấu tăng, từ đó tăng thể tích máu nên sẽ gây nên tình trạng cao huyết áp.

  • Bệnh lý: Những bệnh thường gặp gây nên tình trạng tăng huyết áp có thể kể đến như cường giáp, các loại bệnh viêm nhiễm, xơ vữa động mạch… Còn bệnh dẫn đến tình trạng hạ huyết áp thì có suy giáp, suy dinh dưỡng…

  • Những yếu tố nội sinh khác: Các chất sinh học trong cơ thể như histamine, ion Ca2+, NO, Endothelin cũng có thể dẫn đến tình trạng thay đổi huyết áp.

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến huyết áp là gì?

Nguồn cdn1.youmed.vn

Ngoài các yếu tố bên trong thì các ảnh hưởng từ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi huyết áp.

  • Tư thế ngồi: Tư thế ngồi hoặc đứng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số huyết áp trung bình của một người. Đây là một yếu tố ít ai để ý tới và thường xuyên mắc phải. Vì việc ngồi sai tư thế sẽ làm máu lưu thông khó khăn, từ đó dẫn đến việc huyết áp không được ổn định.

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Một chế độ ăn uống hằng ngày không tốt như là tiêu thụ nhiều dầu mỡ, nhiều rượu bia, thuốc lá… đặc biệt là ăn mặn, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp của bạn. Qua đó gây nên nhiều bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…

  • Thói quen sinh hoạt không điều độ: Thường xuyên phải làm việc dưới áp lực căng thẳng, thường xuyên phải thức khuya, ít vận động thể dục thể thao,… cũng là những nguyên nhân khiến cho huyết áp không được ổn định.

  • Thuốc uống: Có một số loại thuốc uống có thể gây nên tăng huyết áp, chẳng hạn như là thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc bổ sung hormon tuyến giáp, thuốc gây co mạch,…

Đo huyết áp là gì?

Nguồn cdn.tgdd.vn

Đo huyết áp là một việc làm vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe thường xuyên của những người bị bệnh về huyết áp, đặc biệt là những người bị cao huyết áp. Đo huyết áp là một trong những phương pháp thủ công trong việc đo lường sự tăng giảm của chỉ số huyết áp trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể và hỗ trợ cho quá trình thăm khám và điều trị các bệnh liên quan.

Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý đó là sẽ bơm căng một chiếc băng tay bằng cao su để làm mất mạch đập của một động mạch (thường là ở bắp tay). Tiếp sau đó là xả hơi dần dần, người thực hiện (thường là bác sĩ hoặc điều dưỡng) sẽ quan sát và ghi lại những phản ứng của động mạch và lấy đó làm cơ sở cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Có 2 chỉ số cần lưu tâm tới đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu được xác định vào thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng mạch khi mà sức ép ở băng cao su bắt đầu giảm. Còn huyết áp tâm trương sẽ tương ứng vào thời điểm mà máu hoàn toàn được tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn có sức ép từ băng cao su tác động lên. Tuy vậy, hiện nay cũng đã có nhiều thiết bị đo huyết áp tự động nên nhiều người hoàn toàn có thể mua về và sử dụng ngay tại nhà mà không cần biết rõ các kỹ thuật đo như những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Bật mí 3 cách cân bằng huyết áp hiệu quả

Cách cân bằng huyết áp là gì? - Tập thể dục đều đặn, vừa sức

Ổn định huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại một sức khỏe tốt, đặc biệt là khi tuổi càng cao. Và đều đặn tập các môn thể dục thể thao vừa sức mình là một trong những cách giúp cân bằng huyết áp rất tốt.

Mỗi ngày, bạn nên dành ra khoảng 30 - 40 phút để tập luyện các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình. Có rất nhiều lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc để phù hợp với cả thể lực và sở thích của mình như là yoga, tập dưỡng sinh, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,... Và bạn nên duy trì việc tập luyện đều đặn, điều này không chỉ giúp bạn có được thân hình săn chắc, khỏe mạnh mà kiểm soát tốt được trọng lượng của cơ thể, qua đó giúp cho huyết áp ổn định hơn.

Một điều quan trọng khác đó là đừng tập quá sức mình. Khi tập luyện, cơ bắp sẽ phải hoạt động nhiều và cần sử dụng nhiều oxy hơn so với khi nghỉ ngơi. Do đó thì tim bắt đầu bơm mạnh hơn và nhanh hơn để giúp lưu thông máu, từ đó cung cấp oxy cho cơ bắp. Vì vậy, nếu tập quá sức, cụ thể hơn là khi huyết áp chạm ngưỡng 200 mmHg thì bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi nhé!

Cách cân bằng huyết áp là gì? - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nguồn cdn.tgdd.vn

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ổn định huyết áp. Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua rồi phải không nào? Vậy thế nào là một chế độ ăn uống tốt cho huyết áp và tim mạch? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bạn cần duy trì một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Quan trọng là hạn chế tiêu thụ nhiều chất béo, dầu mỡ hay đặc biệt là giảm việc ăn mặn lại. Bên cạnh đó bạn nên chọn những thực phẩm có chứa nhiều Canxi, Kali hoặc các Vitamin A,C,D… Đây đều những chất sẽ giúp giữ cho huyết áp của bạn nằm ở mức bình thường.

Ăn mặn hay ăn nhiều muối là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và cũng là bước đầu dẫn đến nhiều loại bệnh khác sau này. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống một cách dần dần, bớt ăn mặn và đồ chiên xào lại. Đồng thời dùng thêm nhiều loại rau củ và trái cây tươi. Bạn không cần phải cắt quá giảm trầm trọng lượng muối, chỉ cần biết tiết chế sao cho phù hợp là được.

Cách cân bằng huyết áp là gì? - Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định

Nguồn cdn.tgdd.vn

Một tâm lý thoải mái cũng đóng góp rất nhiều vào việc duy trì huyết áp ổn định. Hãy tìm hiểu ảnh hưởng của tâm lý lên huyết áp ngay dưới đây nhé!

Có quá nhiều buồn phiền, lo âu hay thường xuyên tức giận cũng sẽ khiến cho tim mạch phải chiều những tác động không tốt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp từ đó gây nên tình trạng tăng cao huyết áp. Vì vậy hãy tập học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân và hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ để có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu của tâm lý đối với sức khỏe.

Căng thẳng tinh thần vốn dĩ là một phản ứng tự nhiên của sinh lý trước những áp lực cuộc sống, báo hiệu cho chúng ta rằng cơ thể cần có những thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, nếu vì quá stress thì cơ chế này bị quá tải và biến những căng thẳng tinh thần trở thành yếu tố nguy cơ cho nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó phải kể đến đó là tăng huyết áp. Thi thoảng bạn hãy nên đi chơi, giải trí, làm những việc mà mình thích để giảm stress nhé! Còn nếu bị áp lực quá dai dẳng thì bạn nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Gợi ý 3 sản phẩm hữu ích giúp điều hòa huyết áp

Sản phẩm giúp điều hòa huyết áp là gì? - Thuốc ổn định huyết áp

Hapanix là một giải pháp rất tốt giúp hỗ trợ cho việc ổn định huyết áp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về loại thực phẩm chức năng này ngay dưới đây nhé!

Hapanix là một sản phẩm được nghiên cứu, phát triển, sản xuất độc quyền bởi Công Ty TNHH Dược Phẩm TRADIPHAR. Loại thuốc này được sản xuất tại công ty trong một dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường được cách ly và vô trùng 100%. Hapanix sở hữu một hoạt chất đặc biệt có tên gọi là α-tocopherol. Chất này có khả năng thẩm thấu vào các phân tử cholesterol và phá hủy chúng từ bên trong. Qua đó hỗ trợ cho việc lọc cholesterol trong mạch máu. Ngoài α-tocopherol, thì thuốc này nó còn chứa gần 50 vitamin và các nguyên tố vi khác có lợi cho tim mạch.

Hapanix hiện đang được bán trên website của Huệ Linh Store với giá là 590.000 VND (giá gốc là 1.580.000 VND). Bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.

Sản phẩm giúp điều hòa huyết áp là gì? - Trà hoa cúc điều hòa huyết áp

Nguồn tiki.vn

Nếu bạn không thích sử dụng thực phẩm chức năng thì dùng trà hoa cúc cũng là một cách giúp điều hòa huyết áp rất tốt. Và trà hoa cúc Nguyên Thái Trang chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

Trà hoa cúc điều hòa huyết áp Nguyên Thái Trang được chế biến từ các loại hoa và hạt thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Uống trà Hoa Cúc sẽ giúp làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể, giúp dễ đi giấc ngủ sâu, sáng mắt, vững chắc thành mạch và đặc biệt là điều hòa huyết áp. Sản phẩm đặc biệt hữu ích với những người làm việc trong môi trường văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển và ăn uống không đủ chất cũng như là người già bị cao huyết áp.

Hãy vào ngay website Tiki và đặt hàng sản phẩm này với giá là 70.000 VND bằng cách nhấn vào đây bạn nhé!

Sản phẩm giúp điều hòa huyết áp là gì? - Vòng tay huyết áp

Nguồn wowmart.vn

Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu, đây là một chiếc vòng tay có khả năng ổn định huyết áp cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu về chiếc vòng tay đặc biệt này ngay dưới đây nhé!

Vòng tay huyết áp Toma là một sản phẩm chính hãng đến từ Nhật Bản. Vòng tay điều hòa huyết áp Toma có có công dụng giúp cải thiện lưu thông của dòng máu, duy trì huyết áp người đeo ở mức ổn định, cũng như giúp giảm đau mỏi vai gáy ở người già rất hiệu quả. Việc điều hòa huyết áp sẽ giúp cho bạn bớt đi cảm giác bị say xe, say tàu. Những công dụng tuyệt vời này đến từ những nguyên liệu tạo thành chiếc vòng, đó là hợp kim Vonfram quý hiếm, đá Germanium cao cấp và đá từ tính.

Bạn có thể đặt mua vòng tay huyết áp Toma bằng cách nhấn vào đây với giá từ 552.000 - 1.900.000 VND.

Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Bảo vệ sức khỏe mỗi ngày

Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người. Để học tập, làm việc tốt thì bạn cần có một sức khỏe tráng kiện. Tuy nhiên hiện nay nhiều người, đặc biệt là người trẻ thường lơ là việc chăm sóc sức khỏe, có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý. Hãy chú ý hơn tới sức khỏe của bản thân bằng việc ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để luôn có một sức khỏe dẻo dai nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn