Tại sao bị nhiệt miệng? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nhiệt miệng tại nhà an toàn

Tại sao bị nhiệt miệng? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nhiệt miệng tại nhà an toàn

Nếu bạn đang khó chịu vì những nốt nhiệt miệng thì bài viết dưới đây sẽ là dành cho bạn. Hãy cùng Bp-guide tìm hiểu về nguyên nhân cũng như là cách chữa trị, cách phòng tránh nhiệt miệng vừa an toàn vừa hiệu quả ngay tại nhà nhé!

Bài viết có liên quan

Tại sao bị nhiệt miệng? Nhiệt miệng có triệu chứng ra sao?

Nguồn vnexpress.net

Nhiệt miệng được định nghĩa là một vết loét nhỏ, nông và phát triển ở những mô mềm nằm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc ở trên nướu. Nhiệt miệng còn được gọi với cái tên khác là loét áp-tơ. Thường thì các vết loét này sẽ kéo dài khoảng từ 7-10 ngày và sẽ tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài trên hai tuần thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ.

Biểu hiện của nhiệt miệng là bên trong niêm mạc miệng có xuất hiện một hay nhiều đốm trắng to khoảng 1 – 2 mm, đốm trắng này to dần và mọng nước. Sau vài ngày thì chúng đồng loạt vỡ ra tạo nên những vết loét. Chúng sẽ to dần và làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp. Vết loét sẽ tạo nên triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau và rất khó chịu khi ăn uống. Tình trạng nặng hơn có thể tạo những áp xe và gây sốt cao.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng? Tại sao bị nhiệt miệng thường xuyên?

Nguồn chaobacsi.org

Nếu như bạn hay bị nhiệt miệng và bị tái đi tái lại liên tục thì dưới đây sẽ là một số nguyên nhân giúp bạn xác định được lý do mắc phải của mình.

  • Tổn thương niêm mạc miệng: Lớp da trong miệng rất mỏng, do vậy nếu không cẩn thận, chỉ với một vài hành động vô thức nhỏ cũng có thể làm rách, trầy xước, qua đó gây tổn thương. Miệng là một nơi có nhiều vi khuẩn, chúng sẽ dễ dàng tấn công vào khu vực rách này và tạo nên những vết lở loét trong khoang miệng. Những hành động có thể làm tổn thương niêm mạc miệng như là đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng hoặc lúc nhai đồ ăn cắn trúng lưỡi hoặc mô bên trong miệng… cũng có thể gây nên vết rách trong miệng.

  • Dùng kem đánh răng, nước súc miệng không hợp: Kem đánh răng và nước súc miệng thường có chứa sodium lauryl sulfate. Đây là một chất giúp làm sạch răng miệng tốt nhưng nếu bạn bị dị ứng với thành phần này và vẫn tiếp tục xài do không biết thì tình trạng nhiệt miệng sẽ không được cải thiện. Nếu bị nhiệt miệng dai dẳng thì nên kiểm tra lại sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng mình đang dùng có chất này không nhé!

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều axit: Đây là một lí do thông dụng và thường thấy. Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng thường xuyên sẽ dễ dàng dẫn đến nhiệt miệng liên tục, bên cạnh đó còn gây tình trạng nóng trong người và các vết loét trong miệng sẽ còn khó lành hơn. Bên cạnh đó, những món ăn chứa nhiều axit như cam, chanh, quýt, bưởi… cũng có thể gây loét và nhiệt miệng.

  • Do vi khuẩn: Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường xuất hiện trong dạ dày và gây nên nhiễm trong dạ dày đặc biệt là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Đôi khi thì vi khuẩn này cũng có thể được tìm thấy bên trong khoang miệng, gây nên tình trạng nhiệt miệng liên tục kéo dài, kèm xuất hiện các vết loét.

  • Cơ thể thiếu Vitamin: Đôi lúc nhiệt miệng còn báo hiệu cho một chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin. Một số Vitamin mà nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng có thể kể đến như Vitamin B12, kẽm, sắt và folate. Khi bị nhiệt miệng thì bạn hãy bổ sung những thực phẩm có chứa những chất trên nhé!

Nhiệt miệng thường xuyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Nguồn vinmec.com

Nhiệt miệng là một tình trạng thông thường mà ai cũng gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng nhiệt miệng không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiệt miệng thường xuyên có thể là cảnh báo của một số căn bệnh, có thể kể đến như:

  • Bệnh celiac

  • Bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn

  • Bệnh Bechet: một tình trạng rối loạn hiếm gặp gây viêm cơ thể

  • Tình trạng tự miễn khi tế bào miễn dịch tấn công tế bào khỏe mạnh trong miệng HIV/AIDS

Nếu bị nhiệt miệng dai dẳng trong vài tuần trở lên mà không điều trị thì bạn sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như khó chịu khi ăn uống, nói chuyện, bị sốt và cảm thấy mệt mỏi, vết loét lan ra rộng khắp miệng, viêm mô tế bào miệng. Tình trạng viêm nhiễm trong miệng còn có thể trở nên xấu hơn khi các vi khuẩn xâm nhập vào khu vực vết loét và gây viêm nặng hơn, đau hơn. Do đó, nếu bị nhiệt miệng dai dẳng thì bạn nên tìm đến các bác sĩ để thăm khám, tránh để tình trạng nặng thêm.

Cách điều trị nhiệt miệng như thế nào? Cách để giảm đau rát miệng khi bị nhiệt miệng

Cách làm dịu chứng đau rát khi bị nhiệt miệng

Nếu như bạn đang bị quá đau rát và khó chịu khoang miệng do nhiệt miệng thì dưới đây sẽ là một số cách giúp cải thiện tình trạng này:

  • Dùng nước muối: Đây là một phương pháp an toàn, dễ làm và không tốn kém. Với khả năng sát khuẩn cao, cũng nhất rất an toàn và lành tính, đây là một cách tuyệt vời để bạn giảm đau rát miệng. Bên cạnh việc mua những chai nước muối sinh lý ở nhà thuốc thì bạn cũng có thể pha nước muối súc miệng theo công thức 5g muối tinh pha với 230ml nước ấm. Mỗi lần súc miệng kéo dài khoảng 15-30 giây, sau đó nhổ đi. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần là được. Đặc biệt không được nuốt nước muối.

  • Dùng mật ong: Mật ong là có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, cũng như giúp giảm sưng đau những vết nhiệt miệng. Do đó thường có nhiều công thức giảm đau rát do nhiệt miệng sử dụng mật ong. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét khoảng 4 lần/ngày hoặc pha trà nóng có mật ong để uống. Bạn nên uống từ từ để mật ong thấm vào các vết miệng. Ngoài ra, pha mật ong với bột nghệ bôi 2-3 lần/ngày cũng là một phương pháp được nhiều người sử dụng.

  • Dùng sữa chua: Như đã đề cập ở trên, đôi lúc nhiệt miệng còn do vi khuẩn Helicobacter pylori. Sữa chua có men vi sinh lactobacillus giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện tình trạng loét miệng.

  • Dùng baking soda: Một trong những cách giải quyết tình trạng nhiệt miệng rất tốt đó là súc miệng bằng baking soda. Muối nở sẽ giúp cân bằng lại độ pH trong khoang miệng của bạn, qua đó giúp giảm tình trạng viêm loét. Bạn có thể pha nước súc miệng baking soda theo công thức 5g baking soda với 230ml nước. Tuần suất sẽ tương tự như súc miệng bằng nước muối, đó là 2-3 lần/ngày và mỗi lần 15-30 giây.

  • Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa có acid lauric tự nhiên giúp kháng khuẩn rất tốt. Vì thế người ta thường dùng dầu dừa để giảm đau, giảm sưng và giúp hồi phục vết loét. Bạn có thể bôi một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất lên vết loét trong vòng vài ngày để giúp cải thiện tình trạng loét của miệng.

Trị nhiệt miệng bằng các nước súc miệng chuyên dụng

Một trong những cách để điều trị nhiệt miệng mà bạn có thể chọn đó là sử dụng các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng. Sản phẩm nước súc miệng từ dược liệu Ngọc Châu của Dược Hoa Linh sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Nước súc miệng Ngọc Châu là một sản phẩm chuyên dùng để điều trị tình trạng viêm lợi, nhiệt miệng và chảy máu chân răng. Sản phẩm có chiết xuất từ những thành phần kháng viêm tự nhiên như trà xanh, hoa hòe, cúc la mã, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà… Mỗi lần dùng sẽ cần lấy 15-20ml, ngậm và súc trong miệng 20-30 giây rồi nhổ đi, có thể súc lại bằng nước lọc hoặc không cũng được. Dùng từ 1-3 lần/ngày để thấy được sự cải thiện sớm nhất.

Nước súc miệng Ngọc Châu hiện đang được bán trên Shopee với giá là 78.000 VND (giá gốc là 80.000 VND). Bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.

Trị nhiệt miệng bằng thuốc bôi, xịt

Bên cạnh dạng bào chế súc miệng thì những sản phẩm xịt cũng rất hiệu quả trong việc điều trị loét miệng, nhiệt miệng. Gel hỗ trợ giảm loét miệng Urgo Mouth Ulcers sẽ là một sản phẩm mà bạn không nên bỏ qua.

Gel hỗ trợ giảm loét miệng Urgo Mouth Ulcers là một loại gel lành tính, được dùng để điều trị nhiệt miệng. Khi sử dụng, bạn cần quét một mặt của dụng cụ bôi lên trên phần mép chai gel. Sau đó quét mặt còn lại của dụng cụ bôi lên vết loét để che phủ được khu vực cần điều trị.

Sau đó để gel khô khoảng 10 giây rồi ngậm miệng lại. Bạn sẽ thấy một lớp màng được bao lên vết loét, nếu chưa bao hoàn toàn thì bạn cần làm như thế một lần nữa. Tần suất bôi khoảng 4 lần/ngày và trong 3-5 ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Gel hỗ trợ giảm loét miệng Urgo Mouth Ulcers hiện đang được bán trên website của Pharmacity với giá là 95.000 VND. Bạn có thể đặt mua bằng cách nhấn vào đây.

Một số bài thuốc trị nhiệt miệng theo Đông y

Bên cạnh những sản phẩm thuốc mua ngoài nhà thuốc thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số bài thuốc đông y giúp điều trị nhiệt miệng dưới đây:

  • Bài thuốc ngậm: Bạn có thể sắc đặc lá xuyên tâm với nước rồi dùng để súc hoặc ngậm, mỗi ngày 3-4 lần. Bài thuốc thứ 2 là bạn dùng 20g hoàng liên, sắc với 100ml nước và ngậm 3-4 lần. Cuối cùng là bài thuốc dùng 50g mật ong với 15g đại thanh diệp, sắc kỹ lấy nước và ngậm nhiều lần trong ngày.

  • Món ăn: Những món ăn có thể giải nhiệt và giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng mà bạn có thể làm với những nguyên liệu dễ dàng kiếm được ngoài chợ như là canh rau cần óc lợn, chè bí đỏ đậu xanh…

Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả và an toàn

Nguồn flt.com.vn

Người ta thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy đừng để bị nhiệt miệng rồi mới chữa mà hãy tham khảo qua một số cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả và an toàn dưới đây nhé!

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đây là điều cơ bản nhất để bảo vệ răng miệng khỏi loét. Bạn nên dùng bàn chải mềm và thay định kỳ vài tháng/lần. Tần suất đánh răng tối thiểu sẽ là 2 lần/ngày. Và nên đi kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng.

  • Chế độ ăn uống: Ngoài bổ sung protein thì bạn cũng ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin thiết yếu, đồng thời uống nhiều nước để cơ thể luôn được đào thải những độc tế ra bên ngoài.

  • Tránh làm tổn thương miệng: Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, ăn chậm, nhai kỹ để tránh cắn trúng lưỡi hoặc mô bên trong miệng. Ngoài ra việc giảm thiểu ăn những món ăn cay nóng, nhiều acid cũng giúp đỡ rất nhiều vào việc này.

  • Hạn chế dùng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh còn có thể tiêu diệt những lợi khuẩn bên trong miệng, từ đó khiến những vi khuẩn cơ hội phát triển và gây bệnh, đặc biệt là trên đường tiêu hóa nói chung và vùng miệng nói riêng.
Bài viết có liên quan
Từ đội ngũ biên tập của chúng tôi

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng hẳn là một tình trạng rất khó chịu. Tuy đây không phải một vấn đề nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là ăn uống. Và hẳn với những thông tin hữu ích trên thì bạn đã biết được cách điều trị cũng như phòng ngừa nhiệt miệng rồi phải không nào? Ngoài ra bạn cũng đừng quên theo dõi những bài viết khác trên Bp-Guide để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống nhé!
#bpguide #bp #guide #vn #bpvn